Các phương pháp bảo quản lạnh thực phẩm bằng kho lạnh
Hiện nay, kho lạnh là một trong những phương pháp tiên tiến được hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn để bảo quản hàng hóa nhiều nhất. Bên cạnh đó, với một số tính năng nổi bật, chúng còn giúp lưu trữ sản phẩm trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo giữ được chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, trong bài viết này hvac.vn sẽ cung cấp cho bạn các phương pháp bảo quản lạnh thực phẩm bằng kho lạnh một cách cụ thể nhất nhé!
Bảo quản thực phẩm bằng kho lạnh là gì?
Bảo quản lạnh là phương pháp làm giảm nhiệt độ của thực phẩm, ức chế quá trình sinh lý nhằm hạn chế những tổn thất về khối lượng, chất lượng hàng hóa, kéo dài thời gian sử dụng để phục vụ cho mục đích thương mại. Để đáp ứng được những phương pháp này trong thực tế, chúng ta cần phải có cách thức bảo quản cho từng loại sản phẩm cụ thể được gọi là quy trình bảo quản lạnh.

Nếu bạn thực hiện đúng các quy trình bảo quản lạnh trong sản xuất, kinh doanh sẽ giải quyết tốt các vấn đề bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, nhằm gia tăng thu nhập cho người dân và các nhà doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ việc phân phối và xuất khẩu hàng hóa.
Tác dụng của việc bảo quản thực phẩm bằng kho lạnh
Mức độ hoạt động gây hỏng hóc thực phẩm của các vị sinh vật sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường trong quá trình bảo quản thực phẩm. Khi bạn hạ nhiệt độ xuống thấp hơn 10 độ C vi sinh vật gây hại sẽ bị ức chế phần nào khi chúng tác động đến các thực phẩm. Nếu hạ nhiệt độ xuống thấp hơn 0 độ C thì tỷ lệ phát triển của chúng sẽ rất thấp.
Thực phẩm nếu được đưa vào để cấp đông trong kho lạnh thì nhiệt độ bảo quản sẽ ở mức dưới -10 độ C thì các vi sinh nhật gây hại hầu hết không thể hoạt động. Tuy nhiên, vẫn còn một số loại vi khuẩn và nấm phát triển được dựa vào nhiệt độ -15 độ C như Citrobacter… Chính vì thế, muốn bảo quản thực phẩm trong kho lạnh nhất là các mặt hàng về thủy hải sản trong thời gian dài thì cần phải bảo quản chúng ở nhiệt độ dưới -15 độ C.

Qua đó, có thể thấy rằng việc bảo quản thực phẩm trong kho lạnh có tác dụng làm ức chế các phản ứng sinh hóa trong các nguyên liệu hay thực phẩm. Ngoài ra, chúng còn có thể làm hạn chế hoạt động sinh lí của vi khuẩn cũng như nấm lên men. Tuy nhiên, để lưu trữ thực phẩm bằng kho lạnh chỉ giúp làm kiềm chế các loại vi khuẩn chứ không phải hoàn toàn tiêu diệt chúng.
>>> Đọc thêm: Nhiệt độ bảo quản thực phẩm phù hợp cho kho lạnh
Các phương pháp bảo quản lạnh hiện nay
Để bảo quản thực phẩm trong thời gian lâu mà vẫn giữ được chất lượng cũng như khối lượng thì bạn nên tham khảo 2 phương pháp bảo quản lạnh dưới đây:
Đông lạnh nhanh (kho cấp đông)
Đông lạnh nhanh hay còn được gọi là cấp đông, chúng có một số đặc điểm nổi bật như tạo ra các mẫu tinh thể nước đá nhỏ, nhờ đó thành các tế bào trong thực phẩm thì ít bị phá hủy hơn các tinh thể của nước đá to.
Ngoài ra, đông lạnh nhanh thường được sử dụng ở các cơ sở chế biến thực phẩm. Để đạt được nhiệt độ -18 độ C thì thời gian nghỉ chỉ cần 30 phút đến 3 giờ. Phương pháp này thường được sử dụng luồng hơi lạnh thổi qua thực phẩm.
Đông lạnh chậm (kho trữ đông)
Đông lạnh chậm hay còn được gọi là kho trữ đông thường được dùng cho những sản phẩm đã được cấp đông hay làm lạnh sẵn, chúng ta chỉ cần trữ đông và phân phối cho các đại lý.
Hướng dẫn một số quy trình bảo quản lạnh cho từng loại hàng hóa
Dưới đây là một số quy trình bảo quản lạnh cho từng loại hàng hóa mà bạn có thể tham khảo qua:
Quy trình bảo quản thịt bằng phương pháp lạnh
Thịt là một trong những loại thực phẩm dễ bị hư hỏng nếu như bạn không bảo quản đúng cách. Thông thường, mẹo vặt mà chúng ta hay áp dụng tại nhà để giữ thịt được lâu hơn là ướp muối, hong gió,… nhưng những cách này sẽ không giữ được độ tươi ngon như trước. Chính vì vậy, để khắc phục được tính trạng này, các bạn có thể bảo quản thịt bằng phương pháp đông lạnh, với cách cho thịt đem đi đông đá hay đông lạnh thì sẽ giữ được độ tươi lâu hơn mà không làm biến đổi về chất lượng.

Quy trình bảo quản thịt bằng phương pháp lạnh được thực hiện như sau:
- Bước 1: Làm sạch và sơ chế nguyên liệu.
- Bước 2: Cân khối lượng thịt cần được bảo quản.
- Bước 3: Cho thịt đã sơ chế vào bì hay thùng xốp để dễ bảo quản.
- Bước 4: Đem thịt đi cấp đông ở độ -12 độ C.
- Bước 5: Đưa vào kho lạnh.
Quy trình bảo quản rau quả bằng phương pháp lạnh
Rau củ quả có thể bảo quản khô ở nhiệt độ bình thường. Tuy nhiên, chúng lại rất dễ bị tác động bởi các yếu tố vật lý và sinh học nên thường dẫn tới héo, dập nát, chính nhanh hay bị thối củ từ bên trong,… Bảo quản lạnh chính là biện pháp giúp cho rau quả luôn đảm bảo độ tươi ngon. Đồng thời, chúng vẫn được giữ nguyên toàn bộ chất dinh dưỡng và được lưu trữ trong thời gian lâu hơn.
Dưới đây là quy trình bảo quản lạnh rau hoa quả tươi đơn giản mà bạn có thể áp dụng qua:
- Bước 1: Thu hoạch rau củ quả.
- Bước 2: Lọc tất cả các rau củ bị hư hỏng, sâu mọt và giữ lại những sản phẩm nguyên vẹn, chất lượng.
- Bước 3: Tiến hành làm sạch rau củ quả.
- Bước 4: Cuối cùng đưa chúng vào bảo quản mát.
Lưu ý: Kho lạnh bảo quản rau củ quả thường ở độ ẩm 90 – 95% với nhiệt độ từ 0 đến 12 độ C, hàm lượng oxy từ 5 – 10% và cần phải giữ điều kiện ánh sáng tối.

Nếu bạn thực hiện đúng quy trình bảo quản lạnh thì chất lượng của sản phẩm cũng sẽ được đảm bảo, thời gian sử dụng cũng sẽ được gia tăng, giảm hao hụt. Đồng thời, chúng còn cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến nguyên liệu tốt để sản xuất ra nhiều loại hàng hóa để xuất khẩu nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống.
>>> Có thể bạn chưa biết: Các phương pháp bảo quản nông sản trong kho lạnh
Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng kho đông lạnh để bảo thực phẩm
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng kho đông lạnh để bảo quản các loại thực phẩm mà bạn có thể tham khảo qua:
- Thực phẩm thường có khuynh hướng làm gia tăng mùi vị khi đông lạnh vì vậy bạn nên hạn chế việc tẩm gia vị khi sơ chế.
- Những sản phẩm dễ bị hư hỏng như thịt cá, thịt gia cầm hay các sản phẩm bơ sữa cần được xả đá trong kho lạnh hay kho đông.
- Đông lạnh thường dùng để bảo quản thực phẩm trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo chất lượng tối đa. Thời gian thông thường để bảo quản trái cây hay rau củ quả và thịt bò thường là khoảng 8 – 12 tháng, thịt từ gia cầm khoảng 12 tháng, thịt cá hay các loại hải sản là khoảng 3 – 6 tháng.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp các phương pháp bảo quản lạnh thực phẩm. Hy vọng rằng đây sẽ là kinh nghiệm hữu ích để bà con nông dân cũng như các nhà doanh nghiệp có thể cải thiện tình trạng hỏng hóc, giữ nguyên chất lượng. Đồng thời, cách này, còn kiểm soát, thống kế được khối lượng hàng hóa trong kho rất tốt.
- Published in Uncategorized @vi
Cold chain là gì? Vai trò của chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam
Chuỗi cung ứng lạnh là một thuật ngữ khá phổ biến ở các nước có ngành logistics phát triển. Bằng việc tạo ra các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm phù hợp cho tất cả các loại hàng hóa. Ngoài ra, chúng còn mang lại một lợi ích thiết thực trong việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Vậy cụ thể Cold chain là gì? Vai trò của chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam như thế nào. Mời các bạn cùng hvac.vn đón đọc qua bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm cold chain là gì?
Cold chain hay còn được gọi là chuỗi cung ứng lạnh. Chúng có khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ thích hợp với tất cả các loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản lạnh khác nhau. Điều này nhằm đảm bảo được chất lượng cũng như thời gian sử dụng của hàng hóa. Ngày nay, chuỗi cung ứng lạnh được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực như các ngành công nghiệp dược phẩm, hóa chất, bán lẻ và công nghiệp thực phẩm như nông sản tươi, thủy hải sản, thực phẩm đông lạnh hay hoa tươi cắt cành,…

Đọc đến đây chắc hẳn các bạn đã phần nào hiểu chuỗi cung ứng lạnh là gì, phần nội dung tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu ý nghĩa của chuỗi cung ứng lạnh trong doanh nghiệp nhé!
Ý nghĩa của chuỗi cung ứng lạnh đối với doanh nghiệp
Chuỗi cung ứng lạnh được xem là nhân tố quan trọng luôn đảm bảo được tính toàn vẹn cho sản phẩm, hàng hóa. Việc bảo quản tốt chuỗi cung ứng lạnh sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro đến mức đáng kể. Dưới đây là một số ý nghĩa cơ bản mà các doanh nghiệp có thể tham khảo qua:
Giúp kéo dài thời gian lưu trữ, giảm tỷ lệ hư hỏng, giữ cho chất lượng của sản phẩm được tốt nhất
- Theo thống kê, chuỗi cung ứng lạnh có thời gian sử dụng hàng hóa kéo dài gấp 2 – 3 lần so với thông thường nên tỷ lệ hao hụt hay hư hỏng cũng giảm xuống khoảng 60 – 70%.
- Điều này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp bởi họ có thêm thời gian để phân phối và đưa các sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng.
>>> Tìm hiểu ngay: Dàn lạnh cho kho lạnh công nghiệp chính hãng giá tốt
Tạo lòng trung thành, mang đến trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng
Với những sản phẩm được bảo quản tốt thì người tiêu dùng sẽ cảm thấy hài lòng hơn. Từ đó, gắn kết được mối quan hệ thân thiết giữa doanh nghiệp với khách hàng nhằm tạo ra doanh thu ổn định, đảm bảo cho tính bền vững của quy mô doanh nghiệp.

Mở ra cơ hội hợp tác Quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, nền kinh tế bền vững
Chất lượng của sản phẩm được nâng cao và giữ được lâu hơn giúp thỏa mãn nhu cầu đời sống của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc quản lý chuỗi cung ứng lạnh tốt sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm được xuất khẩu sang nước ngoài. Qua đó, các doanh nghiệp có thể thu hút thêm dòng tiền, ổn định doanh thu, phát triển mối hệ bền vững giữa các quốc gia với nhau.
Xu hướng của chuỗi cung ứng lạnh hiện nay
Ngày nay, khi xã hội không ngừng phát triển đã cho phép các sản phẩm xuất khẩu qua các quốc gia trên toàn cầu và theo đó là sự gia tăng về thương mại với các mặt hàng như rau quả, hàng thủy sản, hoa tươi,… Bên cạnh đó, với khuynh hướng tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe khiến cho người tiêu dùng ngày càng có những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cao hơn.
Cấu trúc của một chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam
Một chuỗi cung ứng lạnh thông thường sẽ có các hệ thống Logistics cơ bản như sau:
- Mạng lưới kho lạnh được kiểm soát tốt về nhiệt độ dùng để bảo quản các mặt hàng dễ hư hỏng.
- Hệ thống tải lạnh sẽ bao gồm các loại phương tiện như xe tải, container lạnh, các thiết bị chuyên dùng cho hoạt động vận chuyển và giao nhận hàng nhằm duy trì được độ lạnh cần thiết.

Bên cạnh đó, từng loại hàng hóa sẽ có nhiệt độ bảo quản khác nhau và chúng được chia thành 3 tiêu chuẩn dưới đây:
- Đông lạnh sâu: Có nhiệt độ bảo quản từ -28 độ C đến -30 độ C, đây được xem là mức nhiệt độ lạnh nhất chủ yếu dành vận chuyển hải sản.
- Đông lạnh: Mức nhiệt độ dao động từ -16 độ C đến -20 độ C thường sử dụng để vận chuyển thịt.
- Lạnh: Với mức nhiệt độ dao động từ 2 đến 4 độ C thường được sử dụng để vận chuyển trái cây và rau củ quả.
Đối với mặt tổ chức của một chuỗi cung ứng lạnh thì cần tập trung vào 3 vấn đề chính như sau:
- Các trang thiết bị dự trữ và vận chuyển hàng hóa được an toàn đồng bộ trong điều kiện khí hậu được kiểm soát
- Cần đào tạo đội ngũ quản lý, nhân viên có chuyên môn trong điều hành, sử dụng và có thể duy trì các thiết bị chuyên dụng.
- Cần quản lý chặt chẽ các thủ tục vận hành, quy trình kiểm soát, sử dụng các thiết bị được tối ưu.
Với những yếu tố trên mà chúng tôi đã chia sẻ nó đã hỗ trợ cho hệ thống bảo quản chuỗi cung ứng lạnh và thúc đẩy thành một quy trình cung ứng nhanh chóng và kịp thời.
>>> Xem thêm: Các phương pháp bảo quản nông sản trong kho lạnh hiệu quả
Những khó khăn trong quá trình phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam
Dưới đây là một số khó khăn trong quá trình phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam như sau:
Thiếu hệ thống kho lạnh chuyên dụng cho quá trình bảo quản lạnh
Theo thống kê, tất cả các hệ thống của kho lạnh trên toàn quốc không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Cơ cấu hiện tại của kho lạnh chưa thực sự phù hợp với yêu cầu. Đặc biệt, chúng ta còn thiếu rất nhiều kho lạnh bảo quản sâu cho hàng hóa thủy sản, tổng công suất, trình độ công nghệ do phân bổ không đều.

Không đáp án đủ các phương tiện vận chuyển và công nghệ bốc xếp hàng lạnh
Để vận chuyển hàng đông lạnh, đa phần các nhà doanh nghiệp thường sử dụng container, xe tải, tàu chở hàng, để vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, các phương tiện này còn thiếu cả chất lượng vận hành không đảm bảo. Ví dụ như ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long được xem là vùng trọng điểm nuôi trồng và chế biến thủy hải sản xuất khẩu của cả nước, chính vì thế chi phí vận tải khá cao lên đến 25% giá thành sản phẩm.
Như vậy, chuỗi cung ứng lạnh đang dần phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt ở các thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa. Đây được xem là chìa khóa cho những thách thức về khả năng duy trì và kiểm soát mức nhiệt độ thích hợp trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng lạnh. Hy vọng với những kiến thức mà hvac.vn cung cấp bạn sẽ phần nào hiểu rõ hơn về chuỗi cung ứng lạnh. Nếu bạn thấy phần nội dung này hay hãy nhấn theo dõi website để đón đọc những bài viết mới nhất nhé!
- Published in Uncategorized @vi
Các phương pháp bảo quản nông sản trong kho lạnh
Bảo quản nông sản sau khi thu hoạch là một điều cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của chúng khi đưa ra ngoài thị trường. Chính vì vậy, ngày nay bà con nông dân, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường sử dụng kho lạnh để bảo quản nông sản nhằm giảm tỷ lệ hao hụt, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến cách lưu trữ hàng hóa này, hãy cùng hvac.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nông sản được bảo quản như thế nào?
Bảo quản nông sản là phương pháp được người tiêu dùng áp dụng từ rất lâu. Trước đây, khi chưa có các thiết bị hiện đại, chúng ta thường lưu trữ nông sản trong các thùng đá lạnh. Phương pháp này chỉ bảo quản nông sản tươi trong một thời gian ngắn.
Ngày nay, khi công nghệ không ngừng phát triển, người tiêu dùng thường lưu trữ hàng hóa bằng tủ lạnh hay tủ mát. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cho gia đình hay nhà bếp mà người dùng lựa chọn mẫu tủ dân dụng hay công nghiệp. Mỗi thiết bị đều có những đặc điểm nổi bật riêng, phù hợp với những nhu cầu sử dụng khác nhau.

Tuy nhiên, khi bạn cần bảo quản một lượng nông sản lớn sau thu hoạch thì nên sử dụng kho nông sản được đánh giá cao nhất.
Kho lạnh rất thích hợp để sử dụng trong các doanh nghiệp có quy mô lớn. Một số ưu điểm nổi bật mà kho lạnh mang lại chính là:
- Kho lạnh bảo quản nông sản với trữ lượng lớn.
- Nhiệt độ và phương pháp bảo quản trong kho nông sản rất phù hợp với các mặt hàng khác nhau.
- Dễ dàng kiểm tra và thống kê số lượng hàng hóa lưu trữ trong kho.
- Kho lạnh rất tiện lợi và tiết kiệm trong quá trình bảo quản nông sản.
>>> Tìm hiểu thêm: Kho lạnh là gì? Ứng dụng kho lạnh trong bảo quản thực phẩm ra sao
Những loại nông sản có thể lưu trữ trong kho lạnh
Ngày nay nhu cầu bảo quản rau củ quả ngày một tăng. Chính vì thế, kho lạnh là sự lựa chọn hoàn hảo cho quá trình lưu trữ hàng hóa. Dưới đây là một số loại nông sản có thể bảo quản trong kho lạnh mà bạn có thể tham khảo qua:
Các loại rau củ xanh
Kho lạnh có thể bảo quản nhiều loại nông sản khác nhau như su hào, cà rốt, khoai tây, cà chua, chanh tươi, củ cải, chuối xiêm, cam sành, xoài, sấu,… Mỗi loại quả thường có những tính chất khác nhau nhưng đều bị nhiệt độ thấp ức chế quá trình chín. Chính vì thế, việc sử dụng kho lạnh để bảo quản nông sản sau thu hoạch không chỉ lưu trữ được số lượng lớn hàng hóa mà còn giữ được độ tươi cho trái cây được lâu hơn.
Các loại trái cây
Một số các loại hạt khô, ngũ cốc nếu bảo quản trong môi trường bình thường sẽ rất dễ bị hư hỏng. Chính vì thế, người dân hay các doanh nghiệp phân phối sản phẩm thường ưu tiên bảo quản chúng trong kho lạnh. Qua đó, hạt sẽ vẫn giữ nguyên được chất lượng của chúng.

Các loại nấm
Kho lạnh bảo quản nấm là một giải pháp tối ưu được nhiều bà con nông dân sử dụng hiện nay. Nhiệt độ thích hợp dùng để bảo quản nấm từ 2 – 5 độ C. Đối với các loại nấm khô sẽ được làm khô đến mức tối đa ( 10 – 12%) bằng cách phơi hoặc sấy.
Bảo quản hạt giống
Việc bảo quản hạt giống trong nông nghiệp rất là quan trọng. Chính vì vậy, các bà con nông dân hay các doanh nghiệp phân phối sản phẩm sẽ sử dụng kho lạnh để bảo quản hạt giống giúp ức chế độ nảy mầm, kiểm soát được chất lượng mà không bị thất thoát, đồng thời nâng cao hạt giống tái sản xuất, bảo quản trong thời gian lâu dài.
Một số ưu điểm nổi bật khi bảo quản nông sản trong kho lạnh
Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật trong quá trình bảo quản nông sản mà bạn có thể tham khảo qua:
- Giúp nông sản tránh được các tác động xấu từ bên ngoài như vi khuẩn, nhiệt độ môi trường, tia bức xạ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
- Trong những mùa thu hoạch rộ, bà con nông dân chưa bán hết hoặc không xuất được hàng thì có thể sử dụng kho lạnh để bảo quản nhằm mục đích bảo vệ sản phẩm cho mục đích sấy khô.
- Khi sử dụng kho lạnh để bảo quản nông sản bà con nông dân sẽ sử dụng tối đa các nguồn nguyên liệu khi đưa vào mùa thu hoạch để không bị hạ giá thành hay lãng phí.
- Giúp di chuyển dễ dàng, tiện dụng khi vận chuyển.
Các phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch
Dưới đây là các phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch mà bạn có thể tham khảo qua:
Phương pháp bảo quản thoáng
Bảo quản thoáng là một phương pháp để khối nông sản tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài một cách dễ dàng, nhằm điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong kho để chúng được kịp thời thích ứng với môi trường bảo quản.
Ngoài ra, phương pháp này còn đòi hỏi phải có hệ thống kho vừa thoáng, kín đồng thời phải có hệ thống thông hơi, thông gió hợp lý để tránh trường hợp khối nông sản có độ ẩm và nhiệt độ cao hơn so với không khí bên ngoài thì cần phải dùng quạt gió làm khô không khí ở bên ngoài lọt vào. Ngược lại, Khi nhiệt độ và độ ẩm ở ngoài không khí cao hơn trong kho thì cần phải đóng kín kho để ngăn ngừa không khí nóng và độ ẩm thâm nhập vào kho.
Thông gió tự nhiên
Đây là phương pháp tương đối đơn giản và rẻ tiền. Tuy nhiên cần phải tính toán nắm đúng thời cơ thì thông gió mới có lợi. Muốn thông gió tự nhiên cần phải đáp ứng đủ 4 điều kiện như sau:
- Thời tiết: Nếu ngoài trời không có mưa hoặc không có sương mù thì đó là lúc độ ẩm cao đồng nghĩa với việc gây ảnh hưởng đến quá trình bảo quản.
- Nhiệt độ: Ngoài trời, xung quanh kho nhiệt độ không được cao quá 32 độ C và không thấp dưới 10 độ C. Khi nhiệt độ quá cao thì lúc mở cửa thông gió thì khí sẽ vào làm tăng nhiệt độ trong kho, nếu nhiệt độ ở 10 độ C lại mang hơi lạnh vào trong kho làm ngưng tự hơi nước.
- Độ ẩm tuyệt đối: Nhiệt độ xung quanh phải thấp hơn độ ẩm tuyệt đối bên trong kho. Nếu cao hơn thì khi mở cửa thông gió, độ ẩm tuyệt đối từ bên ngoài sẽ có thể vào làm cho độ ẩm tương đối trong kho lên cao, hạt nông sản rất dễ bị nhiễm ẩm.
- Điểm sương: Nhiệt độ điểm sương trong kho phải thấp hơn ngoài kho. Vì trường hợp nhiệt độ không khí bên trong thấp hơn nhiệt độ điểm sương, hơi nước sẽ ngưng tụ gây nên những hậu quả không có lợi.

Sau nhiều lần quan sát và thực nghiệm, thông gió tự nhiên chỉ có thể áp dụng khi điểm sương của môi trường có nhiệt độ cao và không vượt quá 1 độ C so với nhiệt độ không khí của môi trường có nhiệt độ thấp. Qua đó cho thấy, khoảng 8 đến 9 giờ sáng và 17 đến 18 giờ chiều thì có thể mở cửa thông gió.
Khi thời điểm thích hợp, bạn phải biết cách mở cửa kho. Trước tiên mở cửa từ hướng gió thổi đến, sau đó, tiếp tục mở cửa hai bên kho, cuối cùng mở cửa cho không khí thoát ra ngoài. Việc mở cửa như vậy sẽ không làm thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm trong kho.
Thông gió tích cực
Đây là cách xử lý lô hạt bằng lượng không khí đi qua theo độ dày của nó. Để thực hiện thông gió mục đích thay không khí giữa các hạt với khí mới, lạnh hoặc khô và nóng. Cũng nhờ sự thông gió hạt chưa chín cũng có thể chín tiếp hoặc có thể làm ức chế khả năng nảy mầm của hạt. Ngoài ra, đây còn được xem là phương pháp hoàn thiện, rẻ tiền nhất được áp dụng để bảo quản cho cả quá trình.
Phương pháp bảo quản kín
Bảo quản kính hay (còn được gọi là bảo quản trong môi trường thiếu oxy) đây là một phương pháp không cho phép nông sản trao đổi với không khí ở bên ngoài nhằm giữ cho khối lượng nông sản luôn trong trạng thái an toàn.

Phương pháp bảo quản nông sản kín giúp nông sản không bị các vi sinh vật hay côn trùng gây ảnh hưởng. Để đảm bảo hiệu quả, khi bạn áp dụng phương pháp này cần phải đáp ứng các yêu cầu như sau: Kho hoặc vật dụng dùng để bảo quản nông sản phải kín tuyệt đối để chống nóng và chống ẩm tốt, nông sản trước khi được mang đi bảo quản cần phải đảm bảo chất lượng, cần loại bỏ đi những phần hỏng hóc.
Phương pháp bảo quản lạnh
Bảo quản lạnh là phương pháp hiện đại, đảm bảo độ an toàn cao, giúp nông sản tránh được những tác động xấu từ bên ngoài. Bên cạnh đó, mỗi loại nông sản nông sản sẽ có nhiệt độ bảo quản khác nhau, cụ thể như sau:
- Kho lạnh dùng để bảo quản hạt: Độ ẩm 70%, nhiệt độ từ 18 đến 20 độ C, hàm lượng oxy trong không khí, ánh sáng cần đảm bảo thấp.
- Kho lạnh dùng để bảo quản rau, củ, quả: Độ ẩm khoảng 90 đến 95%, nhiệt độ từ 0 đến 12 độ C, lượng oxy từ 5 – 10 % và điều kiện ánh sáng phải đảm bảo tối.

Công nghệ bảo quản sau thu hoạch bằng kho lạnh thường mang lại hiệu quả cao hơn so với cách bảo quản khác. Tuy nhiên, chi phí lắp đặt lại khá cao, đòi hỏi phải được thực hiện thực hiện bởi đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy phương pháp này thường được áp dụng ở các cơ sở khu công nghiệp có quy mô lớn.
>>> Xem thêm: Các tiêu chuẩn nhiệt độ bảo quản thực phẩm trong kho lạnh
Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình bảo quản nông sản sau thu hoạch
Trong quá trình bảo quản nông sản, bà con nông dân cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ kho lạnh.
- Quá trình lắp đặt cần kiểm tra kỹ các góc và vách kho để hạn chế việc thoát nhiệt. Đồng thời hạn chế các yếu tố từ bên ngoài xâm nhập vào kho.
- Thường xuyên vệ sinh kho lạnh để hạn chế vi khuẩn có hại cho nông sản.
Như vậy, phương thức bảo quản nông sản bằng kho lạnh vô cùng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả, giúp giảm chi phí cho bà con nông dân đến 50% so với việc phải mua lại hạt giống mới. Nếu bạn cảm thấy nội dung bài viết này hay đừng quên theo dõi website hvac.vn để đón đọc những thông tin mới nhất nhé!
- Published in Uncategorized @vi
Các tiêu chuẩn nhiệt độ bảo quản thực phẩm trong kho lạnh
Để bảo quản các loại hàng hóa được hiệu quả thì việc sử dụng kho lạnh là điều tất yếu. Tuy nhiên, chúng còn tùy thuộc vào từng loại hàng hóa cần được lưu trữ mà nhiệt độ bảo quản thực phẩm cũng có sự khác biệt rất lớn. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng hvac.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Kho lạnh bảo quản là gì?
Kho lạnh bảo quản là một loại kho chuyên dùng để cất giữ và bảo quản các loại thực phẩm, rau củ, nông sản cùng với các loại hóa chất, công nghiệp thực phẩm,… Bên cạnh đó, có khả năng cách nhiệt tốt, giúp đảm bảo các mặt hàng hóa được lưu trữ để luôn đảm bảo về mặt chất lượng.
Hiện nay, đa số các loại kho lạnh thường được dùng trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và được sử dụng rất rộng rãi.
- Kho lạnh dùng để bảo quản các loại thực phẩm đã được sơ chế như thịt, hải sản hoặc các loại đồ đóng hộp,…
- Kho lạnh dùng để bảo quản rượu, bia hoặc các loại nước có gas,…
- Kho lạnh bảo quản các loại nông sản, rau, củ quả,…
- Kho lạnh dùng để bảo quản dược phẩm, các sản phẩm y tế và dược liệu,…
- Kho lạnh bảo quản các dòng sản phẩm khác…
>>> Tham khảo thêm: Kho lạnh là gì? Tư vấn thiết kế kho lạnh uy tín chất lượng nhất 2022

Nhiệt độ kho lạnh bảo quản thực phẩm cho từng loại kho lạnh
Dựa vào từng loại kho lạnh mà chúng ta sẽ có những mức nhiệt độ khác nhau như sau:
Kho mát
Đối với loại kho này nhiệt độ thường giao động ở mức -2 độ C đến 5 độ C. Ngoài ra, chúng còn tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, nông sản hay rau củ quả khác nhau mà mức nhiệt của kho lạnh cũng sẽ có nhiều sự khác biệt.
Ví dụ minh họa: Kho lạnh bảo quản chanh thường nhiệt độ sẽ ở mức 5 độ C, kho bảo quản chuối thì nhiệt độ nhiệt độ sẽ trên 9 độ C. Loại kho bảo quản này thường được ứng dụng trong việc bảo quản rau quả và nông sản là chủ yếu.

Kho đa năng
Kho đa năng có nhiệt độ bảo quản là -12 độ C nhưng khi cần bảo quản lạnh thì nhiệt độ sẽ ở mức 0 độ C đến – 18 độ C. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng chúng để làm lạnh sản phẩm. Kho đa năng thường được trang bị thêm quạt để đối lưu không khí giúp cho nhiệt độ trong phòng .được đồng đều như nhau.
Kho trữ đông
Nhiệt độ của kho trữ đông thường ở mức tối thiểu là – 18 độ C. Kho phù hợp sử dụng để bảo quản các mặt hàng, sản phẩm đã qua cấp đông, đa phần đều là những loại những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Loại kho này thường dùng để lưu trữ các sản phẩm với mức nhiệt độ tối thiểu -4 độ C.
Những quy định nhiệt độ bảo quản thực phẩm
Nhiệt độ bảo quản thực phẩm trong kho lạnh thường bị phụ thuộc rất nhiều vào loại hàng hóa, thời gian bảo quản. Đối với từng loại mặt thì có các đặc tính bảo quản sẽ hoàn toàn khác nhau.
- Những mặt hàng cần phải trữ đông như hải sản, thịt,… thì sử dụng nhiệt độ ở mức khá thấp khoảng xấp xỉ -18 độ C.
- Đối với các các loại hàng hóa như rau, củ quả sẽ không thể giữ được chất lượng sản phẩm nếu ở nhiệt độ quá thấp nên cần điều chỉnh cho hợp lý.
Lưu ý:
- Chính vì tính chất khác nhau của từng loại mặt hàng nên đòi hỏi kho lạnh cần phải đảm bảo nhiệt độ ổn định ở mức -20 đến +20 độ C để phù hợp với tất cả các loại thực phẩm khác nhau.
- Nhiệt độ của kho phải đảm bảo bằng với nhiệt độ khi cấp đông của sản phẩm điều này vô cùng quan trọng để tránh hiện tượng rã đông và tái kết tinh thực phẩm.
>>> Đọc ngay: Cách tính công suất lạnh cho kho lạnh chính xác nhất 2022
Các tiêu chuẩn nhiệt độ bảo quản thực phẩm trong kho lạnh
Dưới đây bảng tiêu chuẩn nhiệt độ bảo quản thực phẩm đông lạnh mà bạn có thể tham khảo qua:

Tiêu chuẩn nhiệt độ đối với đồ hợp và rau quả
BẢNG TIÊU CHUẨN NHIỆT ĐỘ BẢO QUẢN SẢN PHẨM ĐÔNG LẠNH VỚI ĐỒ HỢP VÀ RAU QUẢ
Sản phẩm | Loại hộp | Nhiệt độ bảo quản (Độ C) | Độ ẩm (g/m3) | Thời gian bảo quản |
Côm-pốt quả | Hộp sắt | 0 – 5 | 65 – 75 | 8 |
Đồ hộp rau | Hộp sắt | 0 – 5 | 65 – 75 | 8 |
Nước rau và quả tiệt trùng | Chai | 0 – 10 | 65 – 75 | 7 |
Nước rau và quả thanh trùng | Chai | 0 – 10 | 65 – 75 | 4 |
Rau ngâm ướp muối, quả ngâm dấm | Thùng gỗ lớn | 0 – 1 | 90 – 95 | 10 |
Nấm ướp muối đầm dấm | Thùng gỗ lớn | 0 – 1 | 90 – 95 | 8 |
Quả sấy | Gói giấy, đóng thùng | 0 – 5 | 65 – 75 | 12 |
Rau sấy | Đóng thùng | 0 – 5 | 65 – 75 | 10 |
Nấm sấy | Gói giấy, đóng thùng | 0 – 6 | 65 – 75 | 12 |
Lạc (đậu phộng) cả vỏ | Gói giấy, đóng thùng | -1 | 75 – 85 | 10 |
Lạc (đậu phộng) nhân | Gói giấy, đóng thùng | -1 | 75 – 85 | 5 |
Mứt thanh trùng trong hộp kín, rim | Hộp sắt, đóng thùng | 2 – 20 | 80 -85 | 3 – 5 |
Mứt không kín, rim | Thùng gỗ lớn | 1 – 15 | 80 -85 | 3 |
Mứt thanh trùng trong hộp kín | Hộp sắt, đóng thùng | 0 – 20 | 80 -85 | 3 – 5 |
Mứt không thanh trùng hộp | Thùng gỗ lớn | 10 – 15 | 80 -85 | 3 |
Mứt ngọt | Thùng gỗ lớn | 0 – 2 | 80 -85 | 2 – 6 |
Tiêu chuẩn nhiệt độ nhiệt độ bảo quản đối thịt, cá, hải sản
BẢNG TIÊU CHUẨN NHIỆT ĐỘ BẢO QUẢN HÀNG ĐÔNG LẠNH CHẾ BIẾN
Sản phẩm | Nhiệt độ bảo quản | Thời gian bảo quản |
Thịt bò, thịt cừu các loại | -18 | 12 |
Thịt heo (lợn) cả da | -18 | 8 |
Thịt heo (lợn) không da | -18 | 6 |
Nội tạng | -18 | 12 |
Mỡ tươi làm lạnh đông | -18 | 12 |
Mợ muối | -18 | 6 |
Bơ | -18 | 3 |
Cá muối | -20 | 8 |
Cá các loại | -25 | 10 |
Tôm, mực | -25 | 6 |
Quýt không đường | -18 | 9 |
Quýt với siro đường | -18 | 12 |
Chanh | -18 | 9 |
Hồng | -18 | 8 |
Chuối, đu đủ | -18 | 5 |
Đậu hà lan | -18 | 4 |
Một số vấn đề cần lưu ý để đảm bảo nhiệt độ bảo quản thực phẩm
Trong quá trình sử dụng, có thể vì nhiều lý do khác nhau sẽ dẫn đến việc thất thoát nhiệt trong kho. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến hiệu suất của kho lạnh mà còn tác động xấu đến các loại hàng hóa đang lưu trữ trong kho.
Để hạn chế những thất thoát không cần thiết xảy ra, các bạn nên sử dụng một số biện pháp như sau: Sử dụng hệ thống quạt chắn gió để ngăn chặn khí nóng từ bên ngoài tràn vào. Đối với những kho lớn bạn nên sử dụng phòng đệm để ngăn chặn không khí hay các thiết bị đơn giản như cửa tò vò, màn nhựa,…
Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về các tiêu chuẩn nhiệt độ bảo quản thực phẩm trong kho lạnh. Hy vọng rằng, với những chia sẻ của hvac.vn ở trên, bạn sẽ lựa chọn được cho mình loại kho lạnh bảo quản hàng hóa phù hợp nhất. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để nắm thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
- Published in Uncategorized @vi
Heat pump là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy bơm nhiệt
Hệ thống nước nóng trung tâm heatpump đang ngày càng được sử dụng phổ biến với những tính năng ưu việt mà chúng mang lại cho người sử dụng. Nếu bạn cũng đang quan tâm và muốn tìm hiểu về Heat pump là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy bơm nhiệt. Hãy cùng hvac.vn đón đọc qua bài viết dưới đây nhé!
Heat pump là gì?
Heat pump (máy bơm nhiệt) là một thiết bị được hoạt động dựa theo nguyên lý nhiệt động lực học với mục đích vận chuyển một lượng nhiệt từ môi trường này sang môi trường khác. Ngoài ra, nguyên lý hoạt động của máy bơm nhiệt hoàn toàn khác với máy điều hòa không khí.

Một máy bơm nhiệt heat pump thông thường chỉ được phép di chuyển một lượng nhiệt đi theo chiều cố định đó là từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Ví dụ như lò sưởi, tủ lạnh,… Loại máy heat pump sử dụng để làm nước nóng thì nguyên lý hoạt động của chúng sẽ là nhiệt lượng được lấy từ môi trường xung quanh sau đó sẽ được truyền lại trong nước lạnh vào bồn chứa.
Tiếp theo chúng sẽ được thực hiện quá trình trao đổi nhiệt nước ban đầu ở mức nhiệt độ từ T1=20 độ C và được làm nóng trong nóng tới T2=60 độ C. Lượng nhiệt T2 đạt được là dựa vào chu trình trao đổi nhiệt được diễn ra liên tục với môi trường không khí xung quanh.
>>> Tìm hiểu ngay: Tháp giải nhiệt là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Giới thiệu sơ lược về hệ thống nước nóng trung tâm heat pump
Trong tự nhiên, nhiệt lượng sẽ được di chuyển từ nơi có nhiệt độ cao tới thấp. Thế nhưng, máy bơm nhiệt lại cho phép lượng nhiệt được di chuyển theo chiều ngược lại mà chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ năng lượng được cung cấp từ điện hoặc xăng… Do đó, heat pump có thể vận chuyển nhiệt lượng lấy từ môi trường tự nhiên như trong không khí, nước, đất hoặc từ những hoạt động sản xuất công nghiệp tới một khu nhà cao tầng.
Về lý thuyết, chúng ta có thể thấy nhiệt lượng của chúng sẽ được cung cấp từ môi trường cộng với năng lượng được dùng để chạy máy bơm. Điển hình như chúng có công suất 100kW nhiệt lượng từ 20 – 40 kW điện năng tiêu thụ. Với một số máy bơm nhiệt được dùng trong công nghiệp thì có thể đạt được hiệu quả cao hơn.
Nhờ ưu điểm tiêu thụ điện năng ít hơn những thiết bị khác nên ngoài những ứng dụng ưu việt thì chúng còn là một cải tiến kỹ thuật quan trọng trong việc giảm lượng khí thải độc hại ra môi trường bên ngoài như khí CO2, SO2, khí nox.
Đọc đến đây chắc hẳn các bạn cũng biết máy bơm nhiệt là gì? Phần nội dung tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu nguyên lý hoạt động của chúng như thế nào nhé!
Nguyên lý hoạt động của heat pump là gì?
Dưới đây là nguyên lý hệ thống heat pump mà các bạn có thể tham khảo qua:

- Thông thường, nước luôn chảy từ cao đến thấp và nhiệt lượng cũng được truyền từ nơi có nhiệt độ cao xuống nơi có nhiệt độ thấp. Tương tự như vậy, nhiệt độ cũng được trao đổi nhiệt của máy nước nóng bơm nhiệt sẽ luôn được truyền một lượng nhiệt cho nước có nhiệt độ thấp hơn trong trong bồn bảo hòa.
- Cấu tạo của một hệ thống bơm nhiệt sẽ bao gồm 4 thành phần chính như dàn bay hơi, máy nén, van tiết lưu, bình ngưng tụ. Với sự luân chuyển nhiệt liên tục theo một vòng tuần hoàn kín sẽ rất dễ bay hơi do quá trình trích xuất nhiệt từ không khí đến môi trường xung quanh. Sau đó nén và ngưng tụ lại để truyền nhiệt làm nóng nước trong bình bảo ôn. Tiếp theo đó, tiết lưu, bay hơi thì lượng nhiệt sẽ được truyền từ không khí tồn tại trong môi trường xung quanh sang nước được chứa trong bình bảo ôn và làm nóng nước.
- Khi máy bơm nhiệt hoạt động, năng lượng có sẵn ở môi trường xung quanh là QA được trích xuất từ khi không khí được thổi qua dàn bay hơi. Khi đó dàn máy nén sẽ tiêu thụ năng lượng QB để tăng áp suất và kích nhiệt lên cao nhờ vào môi chất lạnh R410A. Qua đó, hệ thống sẽ luân chuyển nhiệt QC tạo ra sau khi đi qua máy nén được truyền qua nước lạnh nằm sẵn trong bình bảo ôn trong quá trình ngưng tụ. Như vậy ta sẽ có công thức: QC= QA + QB.
- Trong những chu trình nêu ở trên, chúng ta có thể thấy năng lượng do bơm nhiệt tạo ra tương đương với nhiệt lượng QC đã truyền vào bình nước lạnh trong bình bảo ôn. Theo sự tính toán của các chuyên gia, chúng ta có thể thấy rằng, nhiệt lượng được trích xuất từ không khí QA bằng ¾ QC và đây chính là phần năng lượng trên hệ thống tiết kiệm được. Bên cạnh đó, hệ thống chỉ tiêu thụ điện năng QB bằng ¼ so với các tổng các khối lượng được tạo ra. Do đó khi sử dụng công nghệ bơm nhiệt làm nóng nước để phục vụ cho quá trình sinh hoạt chúng ta có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Phân loại máy bơm nhiệt heat pump
Với thiết kế và nguyên lý hoạt động không quá phức tạp nên hệ thống máy bơm nhiệt heat pump phù hợp với nhiều không gian khác nhau:
Máy bơm nhiệt dành cho không gian vừa và nhỏ
Những quy mô không gian vừa và nhỏ như khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự,… đều có thể lắp đặt hệ thống nước trung tâm tại một vị trí với nguyên lý hoạt động một cách tuần hoàn. Đồng thời, chúng còn tạo ra dòng nước nóng bằng cách trao đổi nhiệt khi sử dụng máy nén.
Với hệ thống này, đa phần chúng sẽ được sử dụng năng lượng tối ưu để làm hạn chế sự lãng phí và cũng có thể dùng bất cứ lúc nào, có thể tùy chỉnh nhiệt độ xuống cho phù hợp thuận tiện cho mùa đông. Với quy mô, hệ thống nước nóng trung tâm chúng sẽ có khả năng làm mát nước giống như điều hòa nhiệt độ vào mùa hè để phục vụ cho quá trình sinh hoạt.

Máy bơm nhiệt dành cho không gian lớn
Hệ thống nước nóng trung tâm heatpump rất phù hợp với những không gian có quy mô lớn như trường học, bệnh viện, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu bể bơi,… Lắp đặt hệ thống này sẽ bao gồm các hạng mục như sau:
- Module gia nhiệt cưỡng bức: Chúng thường được sử dụng trong bơm nhiệt, boiler hay tham gia nhiệt điện trở để tạo nguồn điện và nước nóng cho người sử dụng.
- Module trao đổi nhiệt gián tiếp: Chúng ta sẽ bao gồm các tấm trao đổi nhiệt, ống trao đổi nhiệt,… Nhằm giúp tăng hiệu suất gia công nhiệt mà không bị cáu cặn vẫn giữ được nguồn nước nước sạch.
- Năng lượng phụ trợ: Đây là các nguồn năng lượng mặt trời hay nước sau quá trình gia nhiệt. Chúng ta có thể lắp đặt hạng mục này để làm giảm chi phí vận hành và bảo vệ môi trường.
- Vòng tuần hoàn nước nóng tự động: Đây được xem là hạn mục thiết kế với công năng điều hòa nhiệt độ của nước giúp cho chúng có điều kiện phân bổ sau khi gia nhiệt có độ nóng lạnh đều nhau.
>>> Có thể bạn chưa biết: Một số loại bộ điều khiển nhiệt độ 220v chính hãng
Một số đặc điểm nổi bật của máy bơm nhiệt là gì?
Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của máy bơm nhiệt như sau:
- Tiết kiệm điện năng lên đến 75%: Chúng được làm nóng bằng cách hấp thụ được rất nhiều điện năng sẵn có trong không khí nên có thể tiết kiệm điện năng tiêu thụ rất tốt.
- Quá trình bảo trì đơn giản: Chỉ cần thiết lập đơn giản, máy có thể dễ dàng kiểm soát được nhiệt độ nước với mực nước và chu kỳ tự động. Không cần phải bảo dưỡng quá đặc biệt.
- An toàn và rất bảo vệ môi trường: Không đốt cháy, không khí thải, CO và các chất độc hại khác bởi điện và nước được tách biệt hoàn toàn, đảm bảo không có nguy cơ bị rò rỉ.
- Không hạn chế khi sử dụng: Loại máy này không phụ thuộc vào thời tiết nắng hay mưa máy bơm nhiệt đều có thể tạo ra nước nóng miễn là xung quanh chúng không có không khí.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Heat pump là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy bơm nhiệt. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ có thật nhiều những thông tin bổ ích về chúng. Nếu bạn còn có thắc mắc gì về máy bơm nhiệt thì có thể để lại bình luận dưới đây nhé!
- Published in Uncategorized @vi
Phòng sạch là gì? Các tiêu chuẩn hệ thống phòng sạch
Hiện nay, rất nhiều khu công nghiệp được trang bị phòng sạch để nâng cao chất trong quá trình sản xuất. Vậy phòng sạch là gì? Các tiêu chuẩn của hệ thống phòng sạch như thế nào? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được hvac.vn giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
Phòng sạch là gì?
Phòng sạch (cleanroom) là mộtphòng được xây dựng và sử dụng nhằm giảm thiểu sự ra vào và lưu giữ các hạt trong không khí, đồng thời, có thể kiểm soát các thông số liên quan như nhiệt, độ ẩm, áp suất. Khi tất cả các yếu tố này được kiểm soát thì sẽ giúp hạn chế tối đa việc nhiễm khuẩn hay nhiễm chéo trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, đảm bảo vô trùng.
Ngoài ra, chúng thường được ứng dụng để làm các phòng phẫu thuật, sản xuất mỹ phẩm, thanh trùng, linh kiện điện tử nhằm giảm thiểu các tác hại xấu từ môi trường bên ngoài tác động vào.

Lịch sử hình thành và phát triển của phòng sạch là gì?
Ở những thế kỷ trước, người ta thường phát hiện ra việc nhiễm khuẩn đây là nguyên nhân chủ yếu của nhiều căn bệnh. Đặc biệt những loại vi khuẩn này, thường rất nguy hiểm đối với các vết thương hở. Vào năm 1860, thì giáo sư Joseph Lister đã phát triển một hệ thống khép kín nhằm hạn chế bụi bẩn cũng như vi khuẩn xâm nhập, đồng thời, chống sự nhiễm khuẩn cho các lĩnh vực y tế. Đây được xem là hệ thống phòng lạnh đầu tiên xuất hiện trên thế giới, tuy vậy vẫn còn khá nhiều sự thô sơ và còn khá đơn giản trong thiết kế.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, phòng sạch trong công nghiệp được sử dụng một cách rộng rãi hơn cho chế tạo vũ khí và súng ống. Ở thời điểm này, các loại máy như hút ẩm, hút bụi chỉ đơn giản mà mới được bắt đầu triển khai lắp đặt trong các hệ thống phòng sạch. Bước tiếp theo khi thực hiện nghiên cứu sản xuất vũ khí sinh hóa và hạt nhân, hệ thống lọc không khí từ đó phòng sạch cũng đã được ra đời.
Từ những năm 1955, phòng sạch đã bắt đầu có nhiều thiết bị máy móc phục vụ cho hệ thống khép kín như hệ thống lọc, trang thiết bị bảo hộ,… để hạn chế tối thiểu các bụi bẩn bám vào linh kiện. Ngày nay, phòng sạch còn được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực như y tế, nghiên cứu, sản xuất, thực phẩm, dược phẩm,…
Một số trạng thái cơ bản của phòng sạch công nghiệp là gì?
Có 3 trạng thái ảnh hưởng đến việc đánh giá trạng thái của phòng sạch công nghiệp như sau:
- Trạng thái thiết lập: Đây được xem là trạng thái khi phòng sạch đang được xây dựng mà chưa được lắp đặt các thiết bị, tất cả đều đang ở mức thô sơ ban đầu.
- Trạng thái ngưng nghỉ: Đây là trạng thái mà phòng sạch đã được lắp đặt xong và có thể đưa vào sử dụng nhưng lại không có nhân viên làm việc.
- Trạng thái hoạt động: Trạng thái này đối với các thiết bị, máy móc và con người vận hành theo quy trình và tiêu chuẩn nhằm phục vụ cho công việc.
Tiêu chuẩn của phòng sạch là gì?
Tiêu chuẩn của phòng sạch là một yếu tố vô cùng khắt khe trong quá trình lắp đặt và sử dụng. Để đánh giá được phòng sạch bạn cần phải đảm bảo được đầy đủ các thông số như sau:

- Nhiệt độ, áp suất, độ sạch và nhiễm chéo đây là các yếu tố cần phải điều chỉnh để đạt tiêu chuẩn phòng sạch.
- Vì không khí thường đi từ nơi có áp suất cao về nơi có áp suất thấp, nên cần kiểm soát áp suất bằng cách ngăn ngừa không cho không khí , bụi, vi sinh từ những khu vực khác vào phòng sạch.
- Độ sạch sẽ được quyết định dựa vào các yếu tố như phin lọc và số lần trao đổi gió. Số lần trao đổi gió càng lớn thì nồng độ của không khí sẽ càng giảm, chất ô nhiễm trong phòng ngày càng ít đi.
- Nhiễm chéo là việc di chuyển hay quá trình lây lan vi khuẩn, bụi bẩn từ một nơi, vị trí, một người ô nhiễm lên đến đích sạch. Đây được xem là một tiêu chí phức tạp và rất khó kiểm soát bởi đa phần nguyên nhân gây nhiễm chéo có cả bên trong lẫn bên ngoài.
>>> Xem ngay: Cảm biến là gì? Các loại cảm biến nhiệt độ thông dụng
Những thiết bị phòng sạch là gì?
Thiết bị phòng sạch là những dụng cụ hay máy móc dùng đo lường hay xử lý các thông số đánh giá về cấp độ sạch của phòng nhằm kiểm soát triệt để lượng bụi bẩn cho phép ở trong phòng. Bên cạnh đó, còn tùy thuộc chức năng và nhu cầu sử dụng của phòng sạch mà bạn sẽ có những loại thiết bị dùng trong phòng sạch khác nhau, dưới đây là một số thiết bị phổ biến mà bạn có thể tham khảo qua:
AHU
AHU là viết tắt của cụm từ Air Handling Unit đây là thiết bị được sử lý không khí được sử dụng nhiều trong các trung tâm thương mại, nhà máy, phân xưởng hay tại các bệnh viện,…

Air Shower
Air Shower là buồng tắm khí mà tất cả các nhân viên phải đi qua để vô trùng trước khi vào phòng sạch. Phía bên trong buồng thường sẽ được trang bị các vòi phun giúp thổi bay những hạt bụi bẩn trên người và cơ thể giúp giảm thiểu sự lây nhiễm chéo lên các thiết bị và sản phẩm

Pass Box
Pass Box là thuật ngữ chỉ cho các thiết bị dùng để đưa đồ từ bên ngoài vào phòng sạch hoặc đưa đồ từ bên trong ra bên ngoài mà vẫn đảm bảo được sự an toàn, không bị vị khuẩn, bụi bẩn tiếp xúc.

Clean Booth
Phòng sạch di động chỉ cho các yêu cầu có mức độ thanh lọc và đưa ra độ chính xác cao, chẳng hạn như trong trong lĩnh vực công việc lắp ráp, khi lắp ráp sản phẩm,… Đồng thời, có thể di chuyển các bán xe cho buồng nhỏ gọn và được lắp đặt theo các kích cỡ theo yêu cầu của khách hàng đưa ra.

FFU
FFU là cụm từ viết tắt của Fan Filter Unit, đây là thiết bị dùng để lọc khí tích hợp quạt thổi khí đi kèm với phin lọc HEPA và hộp lọc, thông thường được gắn trên trần hoặc sàn nhằm sử dụng để cung cấp khí sạch cho chúng.

HEPA Box
Hộp lọc Hepa là một thiết bị lọc chuyên dụng, dùng để cung cấp khí sạch cho các phòng sạch. Khác với FFU thì Hepa không tách hợp quạt hút và không có bộ điều khiển 3 cấp.

Phòng sạch là gì có độc hại không?
Một số người thiếu hiểu biết thường có suy nghĩ rằng người lao động trong phòng sạch của nhà máy sản xuất mỹ phẩm, linh kiện điện tử,… dẫn đến bệnh vô sinh, ung thư do nhiễm hóa chất độc hại. Thực chất, điều này là hoàn toàn vô căn cứ, bởi hiện nay, để được làm trong môi trường này cần phải đảm bảo một số yêu cầu riêng. Nếu được làm việc ở môi trường phòng sạch, nhân viên sẽ được làm trong môi trường khép kín, máy lạnh và không bị nhiễm khuẩn, ngoài ra còn một số yếu tố cụ thể như sau:
- Công nhân được đào tạo kỹ năng lao động và luôn phải giữ vệ sinh trong phòng sạch.
- Được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ nhằm hạn chế tối ta tiếp xúc với các chất độc hại, vi khuẩn trong không khí.
- Các yếu tố như phóng xạ, điện tử, các loại hóa chất trong phòng lạnh cần phải được đảm bảo theo yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế.
- Công nhân được tạo điều kiện đi khám sức khỏe định kỳ.
- Được làm việc trong môi trường sạch chính vì thế rất đảm bảo về tình trạng sức khỏe.
Chính lý do mà chúng tôi nêu ở trên thì phòng sạch là gì có độc hại không? Thì câu trả lời sẽ là không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người lao động nhé!
Một số vấn đề cần lưu ý khi làm việc trong môi trường phòng sạch là gì?
Tuy được làm việc trong môi trường phòng sạch không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bạn cũng cần phải lưu ý những vấn đề sau nhé!

- Tuyệt đối không được mang các vật dụng cá nhân vào bên trong phòng sạch như bật lửa, chìa khóa, đồng hồ vì những vật dụng này rất nguy hiểm và có chưa nhiều vi khuẩn.
- Bạn có thể bỏ tiền trong người nhưng tuyệt đối không được cầm nó trong môi trường này, vì tiền cũng được xem là yếu tố lây nhiễm vi khuẩn trung gian.
- Không được ăn uống, nhai kẹo hát hút thuốc trong phòng sạch.
- Tất cả quần áo bảo hộ khi mang vào đều được kiểm duyệt xác khuẩn một cách chặt chẽ.
- Làm việc trong môi trường sạch, bạn không được sử dụng nước hoa hay trang điểm,…
- Không được dùng các dung môi, hợp chất tác dụng với da.
- Trường hợp công nhân có bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp cần phải ngay với cán bộ quản lý và không được làm việc trong môi trường sạch.
Cần phải tuân thủ chặt chẽ các 4 nguyên tắc như sau:
- Không được mang quần áo bảo hộ khỏi khu vực đã quy định.
- Không được làm rách quần áo bảo hộ hoặc ngồi tựa vào các thiết bị trong phòng sạch.
- Không được viết hoặc vẽ bậy lên các bộ đồng phục bảo hộ.
- Không được chuyển động quá nhanh làm va chạm vào các thiết bị trong phòng lạnh.
Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp ở trên về phòng sạch là gì? Các tiêu chuẩn hệ thống phòng sạch. Nếu bạn tuân thủ các quy tắc mà hvac.vn cung cấp ở trên thì việc làm này hoàn toàn đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động. Mong rằng, sau khi hiểu rõ phòng sạch là gì thì người lao động có thể tìm kiếm việc làm ở các nhà máy khu xí nghiệp phù hợp mà không lo sợ về mức độ rủi ro của nó nhé!
- Published in Uncategorized @vi
Cách tính công suất lạnh cho kho lạnh chính xác nhất 2022
Khi quyết định lắp đặt kho lạnh, bạn cần phải biết cách tính công suất lạnh cho kho lạnh. Đây được coi là một việc vô cùng quan trọng để bạn có thể dễ dàng lựa chọn được loại kho phù hợp với từng loại hàng hóa khác nhau. Ngoài ra, công suất kho lạnh còn liên quan trực tiếp đến lượng điện năng tiêu thụ và số tiền bạn cần phải chi trả hàng tháng. Để tìm hiểu rõ hơn về cách tính công suất kho lạnh thì cùng hvac.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Kho lạnh là gì? Công suất của kho lạnh là gì?
Kho lạnh là một căn phòng hay kho chứa kín được thiết kế, lắp đặt các hệ thống làm mát, làm lạnh hay cấp đông để bảo quản lưu trữ hàng hóa được lâu hơn và giữ được chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, chúng còn được áp dụng vào khu công nghiệp, nhà máy chế biến cũng như kho xưởng của hộ gia đình. Đặc điểm của kho lạnh sẽ còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng của khách hàng hay dựa vào từng loại hàng hóa.
Ngoài ra, trong việc thiết kế lắp đặt kho lạnh thì công suất của kho lạnh được xem là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng cần được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, công suất kho lạnh là khả năng làm lạnh, cụ thể khi công suất càng lớn, khả năng làm lạnh sẽ càng cao và ngược lại, công suất càng nhỏ thì khả năng cấp đông hoặc cấp lạnh sẽ càng thấp. Tùy theo diện tích và khối lượng mà lượng hàng hóa cần bảo quản của mỗi kho lạnh sẽ có công suất khác nhau.

Nhìn chung kho lạnh được sử dụng nhiều nhất trong các ngành bảo quản công nghệ thực phẩm. Ngoài ra, còn có dược phẩm và các vật tư,… Vì vậy mỗi loại hàng hóa đều có yêu cầu đóng gói và môi trường bảo quản riêng nên kho lạnh thường được chia thành nhiều nhóm khác nhau:
- Kho đông dùng để bảo quản thực phẩm.
- Kho đông bảo quản thủy hải sản.
- Kho lạnh bảo quản nông sản.
- Kho lạnh bảo quản trái cây.
- Kho lạnh bảo quản rau sạch,
- Kho lạnh bảo quản hoa tươi.
- Kho lạnh bảo quản vacxin, dược phẩm.
- Kho lạnh bảo quản bia và các sản phẩm lên men.
- Kho lạnh bảo quản hạt giống và cây giống.
>>> Tham khảo thêm: Dàn lạnh công nghiệp chính hãng giá rẻ chất lượng
Tại sao cần phải biết cách tính công suất lạnh cho kho lạnh
Như đã đề cập ở trên, cách tính công suất kho lạnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo quản hàng hóa khi chúng đáp ứng được lượng nhiệt độ cho một loại hàng hóa nào đó. Nếu kho lạnh có diện tích quá lớn thì lượng hàng hóa được bảo quản lại nhiều, công suất không đủ sẽ khiến cho hệ thống làm lạnh gặp nhiều vấn đề. Và tất nhiên hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng bởi chất lượng đồng thời chủ sở hữu cũng phải chịu nhiều thiệt hại không đáng có.
Ngược lại, khi công suất của kho lạnh quá lớn thì nhưng diện tích kho lại nhỏ, lượng hàng hóa lại không quá lớn thì sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí điện năng. Chính vì thế, bạn cần biết cách tính công suất kho lạnh để dự đoán được khoảng chi phí cần đầu tư và lượng điện năng tiêu thụ là bao nhiêu. Qua đó, bạn có thể biết được mình cần chi trả bao nhiêu cho chi phí điện năng hàng tháng khi sử dụng kho lạnh.

Cách tính công suất kho lạnh là gì?
Đơn vị dùng để tính công suất kho lạnh là HP (Horse Power), chúng thường có giá trị từ 1 HP đến khoảng 746w (Tương ứng với 0.746kw). Bên cạnh đó, hai yếu tố để quyết định được lượng công suất tiêu thụ của kho lạnh về mặt thể tích và nhiệt độ trong kho. Tùy thuộc vào mức nhiệt mà công suất lạnh, thời gian máy chạy trong một giờ của từng dòng máy sẽ được diễn ra khác nhau. Công thức tính kho lạnh sẽ được tính như sau:
Số HP * 0,746kW * số giờ chạy |
Ví dụ minh họa:
Với kho lạnh có nhiệt độ từ 0 độ C đến 10 độ C, loại máy nén thường được sử dụng là Copeland có công suất lạnh là 3,5 HP trong thời gian chạy là ⅔ giờ. Vậy công thức tính công suất kho lạnh sẽ là: 3,5 HP * 0,746kW * ⅔ = 1,7kW/h.
Khi đã biết được lượng điện năng tiêu thụ thì số tiền cần chi trả mỗi tháng sẽ được tính theo công thức:
Chi phí (VNĐ) = Số kWh * số ngày |
Vì sao cần phải tính toán chọn máy nén kho lạnh phù hợp

Máy nén là một thiết bị vật tư đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hút hơi môi chất lạnh được sinh ra ở các thiết bị bay hơi. Mục đích của nó là phải nén lên áp suất cao sau đó đẩy chúng vào các thiết bị ngưng tụ. Việc tính toán chọn máy nén kho lạnh phù hợp cần phải có công suất tương thích sẽ giúp tương hỗ áp suất trong dàn ngưng đủ cao, có độ tương ứng lớn với nhiệt độ và môi trường tự nhiên làm mát hiện có. Qua đó, quy trình làm lạnh cũng sẽ đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí một cách tối đa.
Như vậy bài viết trên đây, Bách Khoa Group đã cung cấp cho bạn cách tính công suất lạnh cho kho lạnh một cách chi tiết và cụ thể nhất. Hy vọng rằng, với những kiến thức trên bạn sẽ biết cách tính công suất lạnh. Đây được coi là một việc vô cùng quan trọng để bạn có thể dễ dàng lựa chọn được loại kho lạnh phù hợp với từng loại hàng hóa khác nhau nhé!
- Published in Uncategorized @vi
Cách tính công suất điều hòa công nghiệp theo m3 chuẩn xác
Trước khi quyết định mua điều hòa, có lẽ ai cũng băn khoăn về việc lựa chọn công suất cũng như diện tích căn phòng phù hợp nhất để quá trình lắp đặt và thi công được hợp lý hơn. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì bài viết dưới đây hvac sẽ chia sẻ cho bạn cách tính công suất điều hòa công nghiệp theo m3 chuẩn xác nhé!
Vì sao bạn cần lắp máy lạnh đúng công suất?
Khi quyết định lắp đặt máy lạnh trong phòng, bạn cần phải tính toán thật cẩn thận để máy lạnh có thể hoạt động một cách hiệu quả và tiết kiệm được chi phí.
- Nếu công suất làm lạnh quá nhỏ so với diện tích căn phòng mà bạn muốn làm lạnh, máy sẽ phải hoạt động liên tục gây quá tải sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy, đồng thời còn gây tốn nhiều điện năng hơn.
- Ngược lại, nếu việc lắp đặt điều hòa có công suất cao nhưng diện tích căn phòng cần làm lạnh lại nhỏ thì gây ra tình trạng lãng phí điện năng gây tốn chi phí mua máy cao hơn.
Chính vì vậy, khi lựa chọn mua điều hòa người sử dụng nên lựa chọn mua máy có công suất lớn hơn một ít để hơi mát tỏa ra được ổn định và nhanh hơn, ngoài ra, còn tránh được trường hợp máy bị quá tải khi có thời gian ngắt.

Đơn vị dùng để tính công suất điều hòa là gì?
Rất nhiều người đang thắc mắc không biết đơn vị tính của máy điều hòa là gì? Thông thường các dòng sản phẩm có chỗ ghi BTU nhưng có chỗ lại ghi HP thường làm cho người tiêu dùng cảm thấy khó hiểu và dễ lẫn lộn.
Thực ra HP và BTU đều là đơn vị tính công suất của máy lạnh và điều hòa. Thông thường đối với: 1HP≈ 9000 BTU ≈ 0,7456 kW.
- BTU được viết tắt của cụm từ British Thermal Unit, có nghĩa là đơn vị năng lượng thường được sử dụng ở Hoa Kỳ. Đơn vị này sử dụng để mô tả công suất của các máy làm mát, lò sấy hoặc máy sưởi,… Thông thường người miền Bắc thường có thói quen sử dụng đơn vị BTU khi tìm kiếm tìm mua điều hòa.
- HP thường dùng để chỉ thông số về công suất. Đơn vị đo HP thường được đi kèm với máy lạnh, ngoài ra, người miền Nam hay có thói quen lựa chọn chúng khi mua máy lạnh.
Một số cách tính công suất điều hòa
Thông thường cách tính công suất máy điều hòa sẽ được dựa trên các thông số về diện tích hay thể tích không gian cần làm lạnh. Dưới đây là 3 cách tính công suất máy lạnh đơn giản mà bạn có thể tham khảo qua nhé!
Cách tính công suất điều hòa theo m3 (thể tích) chuẩn xác nhất
Đối với cách tính công suất điều hòa theo m3 sẽ có một số ưu điểm nổi bật như sẽ đáp ứng được đầy đủ sự chính xác hơn so với cách tính theo diện tích. Cách tính công suất này phù hợp với những trường hợp có thiết kế trần nhà cao hay những phòng gác trọ từ trên xuống,…
Công suất = Thể tích phòng * 200 BTU ( Tương ứng với 200 BTU/m3) Thể tích phòng = Diện tích * Chiều cao |
Trong đó:
BTU là đơn vị của Anh được dùng để đo công suất của các thiết bị sưởi hay làm lạnh, có thể quy đổi như sau: 9000 BTU = 1 HP (1 ngựa).
Ví dụ minh họa: Diện tích căn phòng có thể tích là 50m3 bạn sẽ tính được là: 50m3 * 200 BTU = 10.000 BTU => Nên lựa chọn điều hòa công suất 1.5 HP hoặc điều hòa 12000 BTU để đủ làm mát.
Cách tính công suất điều hòa theo diện tích đơn giản
Ngoài cách tính công suất điều hòa theo m3, bạn có thêm khảo thêm cách tính dưới đây nhé!
Đối với cách công suất điều hòa theo diện tích phòng chỉ áp dụng cho các căn phòng bình thường có điều kiện trần nhà trung bình từ 3m trở xuống như sau:
Công suất cần đủ cho văn phòng = Diện tích phòng * 600 BTU (Tương ứng với 600 BTU/m2). |
Ví dụ minh họa: Phòng có diện tích 15m2, ta được: 15m2 * 600 BTU = 9000 BTU, khi đó bạn có thể lựa chọn những máy điều hòa có công suất 9000 BTU tương ứng với chiếc điều hòa có công suất 1 HP.
Cách tính công suất điều hòa dựa vào các điều kiện bên ngoài
Các cách tính trên đều đã được lược bỏ những yếu tố tác động bên ngoài để đơn giản hóa cũng như đưa ra độ chính xác ở mức độ tương đối, có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu có các thông số cụ thể bạn có thể tính được chi tiết tính công suất máy lạnh công nghiệp này như sau:
Công suất = Thể tích phòng * chênh lệch nhiệt độ ngoài trời và trong nhà * hệ đô cách nhiệt |
Trong đó hệ số cách nhiệt sẽ lần lượt như sau:
- Vách kính, cách nhiệt tốt từ 20 – 25
- Cửa sổ kính từ 25 – 30.
- Có nhiều cửa sổ kính từ 30 – 40.
- Tường bằng kính lớn là 45.
Ví dụ minh họa:
Phòng khách 4m * 5m * 2.7m, vách tường, có cửa sổ kính, độ cài đặt 25 độ C, nhiệt độ bên ngoài 35 độ C.
Công suất làm lạnh của điều hòa cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau: Vật liệu xây dựng, nguồn lực tác động trực tiếp, số lượng người ở trong phòng, cửa sổ phòng, phòng có chứa nhiều thiết bị điện tử không?
Bên cạnh đó, còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế mà có thể quy định máy nào có công suất lớn hơn. Đối với trường hợp, trong lúc sử dụng phòng có mặt ngoài bị nắng chiếu vào trực tiếp, thông với phòng khác, thường sẽ có số lượng người lớn hơn,… nếu bạn cộng thêm 0.5 HP vào công công suất của máy định mua thì cần phải trừ hao mức độ nhiệt gây ảnh hưởng đến công suất lạnh.
>>> Đọc thêm: Nguyên lý hoạt động và cấu tạo dàn lạnh điều hòa công nghiệp
Một số gợi ý lắp đặt điều hòa ở các không gian phòng khác nhau
Công suất | Gia đình | Quán cà phê/Nhà hàng | Khách sạn | Văn phòng |
1HP | 45 m3 | 30 m3 | 35 m3 | 45 m3 |
1.5HP | 60 m3 | 45 m3 | 55 m3 | 60 m3 |
2HP | 80 m3 | 60 m3 | 70 m3 | 80 m3 |
2.5HP | 120 m3 | 80 m3 | 100 m3 | 120 m3 |
Lắp đặt điều hòa gia đình
Đa số, máy lạnh cho hộ gia đình thường là những loại máy có công suất nhỏ, bởi vì chúng không cần làm lạnh và hoạt động với công suất quá lớn. Tuy nhiên, nếu như không gian của phòng bạn đặt máy lạnh ở những khu vực như phòng bếp hay phòng khách thì nên cộng thêm 0.5 HP. Vì đó là những nơi chứa rất nhiều người và diện tích của căn phòng chiếm nhiều diện tích nên lượng tỏa nhiệt tương đối lớn.

Lắp đặt điều hòa quán cafe, nhà hàng
Đặc thù của những quán cafe và nhà hàng là đông người và thường có không gian rộng, thường xuyên mở cửa ra vào. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn máy có công suất tương đối lớn.

Lắp đặt điều hòa khách sạn
Hầu hết các khách sạn đều cho thuê phòng trong một thời gian ngắn, nên khi vào phòng người sử dụng thường muốn căn phòng có tốc độ làm lạnh nhanh hơn. Chính vì thế, bạn nên lựa chọn những chiếc máy lạnh có chế độ làm lạnh nhanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Lắp đặt điều hòa cho văn phòng làm việc
Văn phòng làm việc thường có không gian đa dạng, số lượng người cũng như máy móc sinh nhiệt khác nhau còn tùy thuộc vào quy mô lớn nhỏ. Do đó, các bạn có thể tính công suất máy điều hòa giống như các loại máy được sử dụng cho phòng khách.

Như vậy, bài viết ở trên chúng tôi đã chia sẻ cho bạn cách tính công suất điều hòa một cách chuẩn xác nhất. Hy vọng với những kiến thức mà hvac.vn cung cấp bạn có thể lựa chọn được cho gia đình bạn một chiếc điều hòa phù hợp với nhu cầu sử dụng mà có thể tiết được chi phí, điện năng nhất nhé!
- Published in Uncategorized @vi
Hệ thống lạnh công nghiệp là gì? Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh
Ngày nay, hệ thống lạnh công nghiệp đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi như nhà xưởng hay trung tâm mua sắm,… Nếu bạn cũng đang quan tâm đến hệ thống lạnh cũng như sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh. Thì bài viết dưới đây, hvac.vn sẽ giải đáp chi tiết cho các bạn nhé!
Hệ thống lạnh công nghiệp là gì?
Hệ thống lạnh công nghiệp là một trong hệ thống làm mát, với phương pháp làm giảm nhiệt độ xuống đến mức thấp nhất để làm mát và làm lạnh cho những khu vực có diện tích làm lạnh lớn. Ngoài ra, hệ thống này hoạt động nhờ tận dụng nguồn năng lượng ẩm có trong khí quyển sau đó để bay hơi tạo ra khí mát.
Bên cạnh đó, các thiết bị không thể thiếu trong hệ thống làm lạnh công nghiệp là dàn nóng, dàn lạnh, máy nén cùng với đó là các thiết bị điều khiển.

Công dụng của hệ thống lạnh công nghiệp
Hệ thống làm lạnh được sử dụng nhiều trong công nghiệp chế biến, bảo quản thực phẩm, công nghệ sinh học, công nghiệp hóa chất, xử lý hạt giống, dụng cụ, chế tạo vật liệu, ứng dụng trong y học, thể thao và trong đời sống,… bởi hệ thống có vai trò giữ cho thực phẩm luôn tươi ngon trong suốt thời gian dài.
Hơn thế nữa, chúng còn có khả năng làm mát cho các khu vực có diện tích rộng như nhà hàng, khách sạn,… mà ở các dòng máy lạnh thông thường khó có thể áp dụng được. Ngoài ra, hệ thống làm lạnh còn được sử dụng trong công nghiệp hóa chất, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống giải nhiệt chiller,..
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về các hệ thống điều hòa không khí phổ biến hiện nay
Một số đặc điểm nổi bật của hệ thống lạnh công nghiệp
Khi sử dụng hệ thống lạnh công nghiệp bạn sẽ thấy một số đặc điểm nổi bật như sau:
- Hệ thống lạnh công nghiệp thường có công suất lớn từ 5 ton đến hàng nghìn ton.
- Có độ bền tất cao và hoạt động ổn định.
- Hệ thống lạnh phù hợp với hầu hết công trình có diện tích lớn.
- Có thể lắp đặt cho những không gian có đường ống nhỏ hoặc trong các tòa nhà.
- Trang thiết bị nhiều cấp giúp giảm tải để điều chỉnh công suất, hệ thống có nhiều cụm thì số lượng của cấp giảm tải càng lớn.
- Có tính linh động cao, dễ dàng điều chỉnh trong hệ thống làm lạnh.
- Giúp tiết kiệm điện năng và chi phí.
- Hệ thống làm lạnh thường rất dễ sử dụng, không cần phải thực hiện quá nhiều thao tác.
Sơ đồ hệ thống lạnh công nghiệp
Sơ đồ hệ thống lạnh công nghiệp vô cùng đơn giản, chúng được chia thành 2 loại là hệ thống lạnh 1 cấp nén và 2 cấp nén.
Đối với sơ đồ hệ thống lạnh 1 cấp nén thì môi chất bay hơi sẽ được máy nén trực tiếp lên các thiết bị ngưng tụ. Ngoài ra, hệ thống này thường được lắp đặt ở các kho bảo quản lạnh của xí nghiệp chế biến.
Thông thường, môi chất lạnh được nén tuần hoàn theo 4 quá trình như sau:
- Máy nén: Thường dùng để hút hơi môi chất sau khi ra khỏi các thiết bị và nén thành hơi có áp suất, nhiệt độ cao sau đó sẽ trực tiếp đi vào thiết bị ngưng tụ.
- Thiết bị ngưng tụ: Đây là một thiết bị dùng trao đổi nhiệt để giúp hóa lỏng hơi môi chất sau khi chúng được nén trong môi trường máy lạnh. Hơi môi chất có áp suất và nhiệt độ cao sẽ truyền nhiệt cho nước và không khí để làm mát, do bị mất nhiệt nên hơi môi chất bị giảm nhiệt độ bão hòa (nhiệt độ sôi) ở áp suất ngưng tụ thì bắt đầu ngưng tụ thành chất lỏng.
- Thiết bị tiết lưu: Là quá trình giảm áp suất do ma sát mà không sinh ngoại công khi môi chất chuyển động qua những chỗ có trở lực cục bộ đột ngột
- Thiết bị bay hơi (dàn lạnh): Là thiết bị trao đổi nhiệt, trong đó gas lạnh ở áp suất thấp, nhiệt độ thấp thu nhiệt từ môi trường cần làm lạnh, sôi và hóa hơi để chuyển từ lỏng sang hơi
- Thiết bị ngưng tụ, máy nén và thiết bị tiết lưu, thiết bị bay hơi: Là một trong những thiết bị quan trọng nhất không thể thiếu được trong các hệ thống lạnh.
Ngoài ra, chúng ta còn có sơ đồ làm lạnh 2 cấp nén được vận hành dựa trên nguyên lý không dùng không khí đối lưu cưỡng bức góp phần làm lạnh các sản phẩm. Bên cạnh đó, các sản phẩm sẽ được đặt lên khay và sắp xếp lên các xe cấp đông gồm nhiều tầng và được làm bằng vật liệu inox.

Cấu tạo của hệ thống lạnh công nghiệp
Cấu tạo của một hệ thống lạnh sẽ bao gồm các bộ phận chính như sau:
- Máy nén lạnh
- Dàn lạnh
- Tháp giải nhiệt
- Bình ngưng
- Bình tách lỏng
- Bơm giải nhiệt
Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh
Hệ thống lạnh công nghiệp sẽ được hoạt động dựa trên 2 cách sau đây:
- Dòng khí áp cao áp, hạ áp suất đột ngột bằng van hay máy giãn nở.
- Đối với cách làm mát bằng cách chuyển pha, khi gas lỏng hóa hơi trong dàn lạnh sẽ hút nhiệt từ môi trường mà nó sẽ tiếp xúc.
>>> Có thể hữu ích với bạn: Cảm biến là gì? Các loại cảm biến thông dụng
Các loại hệ thống lạnh công nghiệp phổ biến hiện nay
Điều hòa không khí cục bộ
Đối với những khu vực riêng lẻ thì sẽ được lắp đặt điều hòa không khí cục bộ. Những sản phẩm thường có hai khối chính đó là dàn nóng nằm bên ngoài khu vực điều hòa và dàn lạnh chuyên phát lạnh để sử dụng trong các khu vực cần làm lạnh. Đặc điểm của các sản phẩm cụ thể như sau:
- Có công suất nhỏ.
- Hệ thống lắp đặt đơn giản.
- Không ảnh hưởng nhiều đến các dàn máy lạnh trong cùng 1 hệ thống.
- Quá trình vệ sinh và bảo dưỡng máy một cách dễ dàng, độc lập.

Tuy nhiên, điều hòa không khí cục bộ sẽ có những mặt hạn chế cơ bản như sau:
- Ảnh hưởng đến kiến trúc của ngôi nhà.
- Trong quá trình vận chuyển dễ phát sinh thêm vấn đề hư hỏng.
- Hiệu suất làm lạnh thường chịu từ phía bên ngoài.
- Tiêu tốn rất nhiều điện năng.
- Điều hòa không khí cục bộ chỉ thích hợp cho những công trình vừa và nhỏ.
Hệ thống điều hòa trung tâm
Hệ thống lạnh công nghiệp còn có một loại khác đó là điều hòa trung tâm. Chúng sẽ bao gồm hay nhiều máy trung tâm sau đó phối hợp với nhau và tạo thành hệ thống tổng thể lành mạnh trong một hệ thống nhất định.
Đối với hệ thống điều hòa trung tâm sẽ bao gồm sẽ bao gồm 2 loại chính là: Chiller giải nhiệt nước và chiller giải nhiệt gió. Một số hệ thống của điều hòa trung tâm như sau:
- Có thể lắp đặt linh động.
- Hệ thống máy vận hành ổn định và không chịu tác động từ môi trường ra bên ngoài .
- Không tiêu thụ quá nhiều điện năng.
- Dải công suất rộng.
- Đồ bền cực tốt.

Hệ thống điều hòa không khí biến tần VRV – VRF
Hệ thống lạnh công nghiệp cuối cùng mà chúng ta không thể bỏ qua đó là hệ thống điều hòa không khí biến tần VRV – VRF. Năm 1980 thì thuật ngữ này xuất hiện sau đó được hãn Daikin phát triển. Hệ thống này được giải nhiệt bằng gió mà có thể tùy ý lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau mà không gây ảnh hưởng đến quá trình làm lạnh.
Một số đặc điểm cơ bản của hệ thống điều hòa không khí biến tần đó là:
- Hệ thống biến tần VRV – VRF thường có khả năng điều chỉnh lưu lượng môi chất sau đó thay đổi công suất để phụ tải thêm bên ngoài.
- Quá trình lắp đặt, vận hành hệ thống dễ dàng và vô cùng đơn giản.
- Giúp tiết kiệm không gian lắp đặt.
- Hệ thống điều hòa rất đa dạng về mẫu mã.
- Cách thức hoạt động ổn định.

Ứng dụng của hệ thống lạnh công nghiệp trong đời sống
Với hệ thống lạnh công nghiệp, bạn có thể sử dụng rất nhiều không gian cho các khu vực khác nhau như sau:
- Khách sạn.
- Nhà hàng.
- Trung tâm thương mại.
- Văn phòng.
- Resort.
- Căn biệt thự.
Thông thường, những khu vực có diện tích rộng nên dùng hệ thống lạnh công nghiệp là giải pháp tuyệt vời nhất. Chúng sẽ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu làm mát mà máy lạnh dân dụng không thể nào đáp ứng được.
Nhờ sở hữu nhiều tiện ích nổi bật mà hệ thống lạnh công nghiệp mang lại, chính vì thế, quý khách hàng có thể cân nhắc sử dụng đối với những công trình có quy mô lớn. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào khả năng tài chính và tính chất không gian mà người dùng có thể lựa chọn được hệ thống lạnh phù hợp nhất nhé!
- Published in Uncategorized @vi
Môi chất lạnh là gì? Các môi chất lạnh thường dùng nhất
Môi chất làm lạnh còn được gọi là gas lạnh, chúng thường có dạng lỏng của một chất hoặc hoặc hỗn hợp. Môi chất lạnh được dùng trong điều hòa không khí và hệ thống lạnh nhiệt độ trung bình và rất thấp. Trong hầu hết các chu trình làm lạnh, thì môi chất lạnh thường chuyển hóa từ dạng lỏng sang dạng khí hoặc ngược lại.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển hóa sẽ kèm theo sự thay đổi về nhiệt độ và áp suất một cách rõ rệt nhằm đáp ứng mục đích sử dụng để làm lạnh. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu và quan tâm đến môi chất lạnh là gì? Các môi chất lạnh thường dùng nhất thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Môi chất lạnh là gì?
Môi chất lạnh hay còn được gọi là chất làm lạnh, tác nhân gây lạnh, trong tiếng anh chúng còn có tên gọi là “refrigerant”. Theo định nghĩa, môi chất lạnh là một chất tuần hoàn trong hệ thống lạnh, chúng có nhiệm vụ hấp thụ nhiệt của buồng lạnh nhờ bốc hơi ở áp suất, nhiệt độ thấp, sau đó, thải ra môi trường ở áp suất, nhiệt độ cao.
Ngoài ra, hiểu một cách đơn giản môi chất lạnh hay môi chất lạnh sơ cấp là tác nhân giúp các thiết bị điện lạnh có khả năng thay đổi nhiệt độ, đồng thời, còn có thể làm mát hoặc sưởi ấm và lạnh âm sâu. Trong chu trình hoạt động, môi chất này thường được chuyển hóa từ dạng lỏng sang dạng khí hoặc ngược lại, song song với đó là quá trình đi kèm với quá trình chuyển hóa đó là sự thay đổi về nhiệt độ cũng như áp suất nhằm đáp ứng các mục đích sử dụng, đây được xem là kiểu làm lạnh trực tiếp.

Tác dụng của môi chất làm lạnh là gì?
Nội dung trên chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm môi chất lạnh là gì? Chắc hẳn, bạn cũng đã hình dung ra được tác dụng của môi chất lạnh. Cụ thể như sau:
- Môi chất lạnh sau khi đi qua van tiết lưu sẽ chuyển từ dạng lỏng sang dạng khí ở nhiệt độ rất thấp, sau đó đi đến dàn lạnh để hấp thụ được nhiệt trong phòng, thông thường chúng được biết đến như cấp khí mát vào phòng.
- Môi chất chứa nhiệt sau khi chúng được hấp thụ sẽ được hút tới máy nén để chuyển sang dạng lỏng ở mức nhiệt độ cao. Tiếp theo đó sẽ đi tới dàn nóng để thải nhiệt ra ngoài thông qua quạt thổi và dàn lá nhôm tản nhiệt.
- Cuối cùng môi chất lạnh sau khi được giải nhiệt sẽ quay trở lại van tiết lưu và lại tiếp tục vòng tuần hoàn để làm mát không khí.
>>> Đọc thêm: Nguyên lý hoạt động và cấu tạo dàn lạnh điều hòa công nghiệp
Các loại môi chất lạnh thường dùng được sử dụng phổ biến hiện nay
Với sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp hiện nay, thì có rất nhiều loại thiết bị khác nhau, môi chất lạnh cũng cần đòi hỏi về sự đa dạng và công dụng để phù hợp với từng loại thiết bị riêng biệt. Các loại môi chất lạnh phổ biến hiện nay như Gas R22, R410A, R32, R134a, R404A.
Gas R22
Gas R22 là môi chất không màu, có mùi thơm nhẹ, sôi ở nhiệt độ -40 độ C.Đây là loại gas đầu tiên được sử dụng trong hệ thống lạnh rất phổ biến, mặc dù vậy đây là loại gas gây ra ô nhiễm môi trường nên nhiều hãng sản xuất đang dần thay thế các loại gas mới như R410A,R32,R404A,R134a…
Ưu điểm:
- Dễ dàng nạp thêm gas mới vào mà không cần phải xả bỏ hệ thống gas cũ.
- Không độc hại, không cháy nổ, giá thành rẻ.
Nhược điểm:
- Phá vỡ tầng ozon ảnh hưởng đến khí hậu nên.
- Chỉ số nén thấp, gây tốn điện.

Gas R410A
Môi chất lạnh R410A là hỗn hợp của 2 loại khí R32 và R125. Đây là môi chất lạnh thường được sử dụng trong máy điều hòa, ít ảnh hưởng đến tầng ozon, có khả năng làm lạnh sâu, phân tán nhanh, tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Tuy nhiên, đối với môi chất này quá trình bảo trì lại khó hơn và thiếu khí cần phải rút toàn bộ khí còn lại dùng để bổ sung lượng khí gas lạnh mới.

Ưu điểm:
- Năng suất làm lạnh cao hơn 1.6 lần so với gas R22.
- Nếu so với gas R22 thì máy lạnh nên sử dụng gas R410A để hơi lạnh sâu hơn, tiết kiệm hơn.
- Gas R410A không gây ô nhiễm môi trường và làm thủng tầng ozon.
Nhược điểm:
- Nên bảo quản chúng ở nơi thoáng khí để hạn chế tình trạng rò rỉ gas.
- Nếu bạn muốn bơm thêm gas, trước tiên phải rút hết lượng gas còn dư trong bình, chính vì thế, chúng rất khó bảo trì.
- Nếu máy lạnh sử dụng gas R410A thì có giá thành cao hơn máy lạnh sử dụng gas R22.
- Các khoản chi phí cho quá trình nạp gas và bơm gas cũng cao hơn so với R22.
Gas R32
Môi chất lạnh R32 thường được sử dụng trong các máy loại máy lạnh đời mới, bởi chúng có khả năng làm lạnh sâu hiệu quả, giúp tiết kiệm năng lượng l. Ngoài ra, chúng vẫn còn tồn tại nhược điểm là giá thành cao, hiện nay các thương hiệu sản xuất điều hòa sử dụng gas này là phổ biến

Ưu điểm:
- Không gây ô nhiễm môi trường, giảm được một lượng khí thải lên đến 75%.
- Giúp Tiết kiệm điện,khả năng làm lạnh nhanh và sâu hơn hẳn gas R22 và R410A.
- Gas R23 có suất tương đương với gas R410A, chính vì thế nếu bạn dùng điều hòa sử dụng gas R410A thì chỉ cần phải đồng hồ sạc gas và dây nạp gas
Nhược điểm:
- Khó lắp đặt, bảo trì nếu bạn không chuẩn bị đồ dùng, đồng hồ cho gas.
- Thông thường, máy lạnh dùng gas R34 sẽ có giá bán cao hơn 2 dòng gas đã đề cập ở trên.
- Các khoản chi phí cho quá trình bơm và thay gas rất cao.
Gas R404A

Gas R404A có các đặc tính tốt nhất trong các môi chất là dùng để thay thế cho R502, đem lại hiệu suất, công suất và hiệu quả cao như dòng R-502 và sử dụng thay thế cho gas R22 trong các ứng dụng của công nghiệp lạnh.
Gas R134A
Dòng gas R134A là sản phẩm ra được ra đời để thay thế cho gas R12. Gas R134A được ứng dụng rộng rãi trong máy lạnh xe hơi, hệ máy lạnh Chiller, máy lạnh container, máy lạnh trong máy bay,máy lạnh công nghiệp.

Ngày nay, gas R134A đã trở thành sự lựa chọn tiêu chuẩn cho các ứng dụng dân dụng trong gia đình. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong các thiết bị máy móc công nghiệp chiller. Đây cũng được xem là một trong những thành phần chính của nhiều hỗn hợp làm môi chất lạnh trên thị trường.
>>> Tham khảo thêm: Ống gió vải là gì? Các loại ống gió vải chịu chiệt tốt
Ứng dụng của chất tải lạnh trong đời sống
Chất tải lạnh là môi chất trung gian, nhận nhiệt của đối tượng cần làm lạnh chuyển tới thiết bị bay hơi cấp cho chất lạnh sôi. Chất tải lạnh còn gọi là môi chất lạnh thứ cấp.
Với nguyên lý làm lạnh dựa trên cách sử dụng môi chất lạnh trong hệ thống máy làm lạnh thì đã có rất nhiều sản phẩm ra đời nhằm phục vụ từ đời sống dân dụng đến công nghiệp. Máy làm lạnh thường được ứng dụng trong máy điều hòa không khí từ điều hòa gia đình đến điều hòa trung tâm, đa phần chúng được sử dụng trong các tòa nhà, tủ lạnh. Với chiều ngược lại, môi trường chất lạnh sẽ được ứng dụng trong các môi trường làm nóng, được lắp đặt sử dụng trong các hệ thống nước nóng trung tâm Heat pump hoặc máy sấy của Heat pump.
Như vậy, bài viết trên hvac.vn đã cung cấp môi chất lạnh là gì? Các môi chất lạnh thường dùng nhất một cách chi tiết và cụ thể. Từ đó, chúng ta có thể thấy môi chất lạnh là một trong những phát minh làm thay đổi cuộc sống, đưa ra được nhiều ứng dụng tuyệt vời. Qua đó, nếu bạn có kiến thức về nguyên lý, sơ đồ hệ thống làm nóng, làm lạnh bằng các môi chất thì mới phát triển được các sản phẩm ngày càng hữu ích hơn nhé!
- Published in Uncategorized @vi
- 1
- 2