03 BƯỚC XỬ LÝ BỀ MẶT DÀN COIL TRƯỚC KHI SƠN PHỦ CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI
1. Vì Sao Cần Xử Lý Bề Mặt Kim Loại Trước Khi Thi Công Sơn?
- Xử lý hay làm sạch bề mặt kim loại là một quá trình rất quan trọng trong quy trình sơn phủ chống ăn mòn kim loại. Công đoạn này nhằm mục đích làm sạch rỉ sét, bụi bẩn, cáu cặn, dầu mỡ, lớp sơn cũ,… để lớp sơn chống ăn mòn có thể bám chặt nhằm tăng tính thẩm mỹ và phát huy tối đa chất lượng của sản phẩm.
- Nếu không xử lý hoặc xử lý không đúng cách bề mặt kim loại trước khi sơn thì ngay những công nghệ sơn phủ tiên tiến nhất cũng không mang đến chất lượng như mong muốn.

- Ngược lại, nếu người thi công thực hiện tốt quá trình này sẽ mang đến nhiều lợi ích:
- Tăng tuổi thọ lớp sơn nhờ cải thiện khả năng bám dính, liên kết với bề mặt kim loại
- Tránh được tình trạng ăn mòn dưới lớp màng sơn do đã loại bỏ hoàn toàn axit, kiềm và muối
- Tăng thẩm mỹ của lớp sơn
- Đặc biệt, trước khi thực hiện sơn chống ăn mòn , không thể bỏ qua quá trình xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn.
2. Các Bước Xử Lý Bề Mặt Dàn Coil Trước Khi Sơn Chống Ăn Mòn
2.1. Bước 1: Kiểm tra và làm sạch

Bước này nhằm mục đích căn chỉnh cánh tản nhiệt và loại bỏ bụi bẩn, dầu bám trên dàn coil.
- Căn chỉnh các cánh tản nhiệt với lược chải có kích thước phù hợp (FPI). Khi làm thẳng các cánh tản nhiệt bị lệch sẽ ngăn chặn sự tắc nghẽn của lớp phủ và cải thiện hình dán của dàn coil thành phẩm. Chỉ rửa dàn coil với nước.
- Làm sạch dàn coil bằng cách sử dụng máy phun rửa áp lực cao. BKG chúng tôi sử dụng chất tẩy rửa AA DET cho hệ thống rửa áp lực. Áp suất tối đa 4 bar – 60 psi và nhiệt độ nước tối đa 60ºC – 70ºC (140ºF – 160ºF).
- Rửa bằng nước sạch.
- Thổi các dàn coil bằng không khí khô áp suất cao (quạt gió).
- Các dàn coil phải khô 95% trước khi tiếp tục bước ba hoặc bước bốn (một lượng nhỏ nước bề mặt có thể chấp nhận được miễn là không có giọt nước). Thổi không khí khô áp suất cao qua dàn coil có thể đẩy nhanh quá trình này.
- Sử dụng giấy quỳ (pH phải là trung tính) hoặc bút chỉ thị dầu mỡ để kiểm tra xem dầu đã được loại bỏ hết chưa.
Khi khởi động máy làm sạch áp suất cao, hướng vòi phun xuống sàn khi bóp cò súng. Không làm như vậy có thể dẫn đến hỏng các cánh tản nhiệt.
2.2. Bước 2: Khử oxi hóa – ăn mòn
Lưu ý: bước này chỉ thực hiện nếu có hiện tượng ăn mòn, cách nhận biết đó là các đốm trắng của nhôm oxit trên cánh tản nhiệt, hoặc vết ăn mòn của dàn coil Cu/Cu.

- Bạn có thể dùng hóa chất mà bạn tin tưởng, BKG sử dụng chất tẩy rửa AA Pickle để khử oxi hóa cho dàn trao đổi nhiệt:
- Phun Aqua Aero Pickle lên dàn coil, tùy thuộc vào độ bẩn hoặc oxi hóa, điều chỉnh từ 1:2 đến 1:5 – Pickle : Nước nóng, với máy phun áp lực.
- Đối với cánh tản nhiệt Cu/ Cu và nhôm bị oxi hóa, đặt dàn coil nghiêng một góc và tác dụng một lượng AA Pickle vừa đủ với máy phun áp lực sao cho chất lỏng chảy qua dàn coil.
- Quá trình hóa học không được kéo dài quá lâu mà tại đó kim loại bắt đầu hòa tan, thường là năm phút (trong trường hợp xuất hiện bọt, hãy rửa ngay lập tức).
- Rửa sạch dàn coil bằng nước sạch. Rửa sạch cho đến khi Aqua Aero Pickle được trung hòa. Nếu yêu cầu xử lý cống rãnh, nên sử dụng giấy quỳ để kiểm tra xem axit đã được trung hòa chưa.
Kiểm tra các thành phần oxi hóa đã tan chưa, nếu chưa thì làm lại, với mức độ Aqua Aero Pickle cao hơn.
2.3. Bước 3: Làm khô
- Trước khi phủ sơn chống ăn mòn kim loại, dàn coil phải khô hoàn toàn. Làm khô bằng không khí cưỡng bức và được khuyến nghị tăng nhiệt độ cao nếu nhiệt độ trong quá trình làm khô dưới 10ºC (50ºF).
- Bất kỳ độ ẩm nào quá mức sẽ gây ra nứt và sủi bọt (Link bài viết khác). Thời gian sấy trung bình (tùy thuộc vào số hàng và FPI), sử dụng máy thổi khí hoặc dao (màng) thổi khí:
- 15-25ºC (60–75ºF): 0,5 – 2 giờ – tùy thuộc vào độ sâu của dàn coil
- 25-40ºC (75–105ºF): 0,25 – 1 giờ – tùy thuộc vào độ sâu của dàn coil
- 40-50ºC (105–125ºF): 0,1 – 0,5 giờ – tùy thuộc vào độ sâu của dàn coil
3. Chất Tẩy Rửa Dàn Coil Chuyên Dùng AA DET Và AA Pickle
Chuẩn bị bề mặt dàn coil là quá trình không thể bỏ qua trước khi sơn phủ chất chống ăn mòn kim loại, để đạt được hiệu quả bảo vệ dàn coil khỏi các tác nhân ăn mòn tốt nhất. Tuy nhiên, các cánh tản nhiệt rất mỏng, phổ biến hơn cả là vật liệu mềm như ống đồng cánh nhôm hoặc Cu/ Cu, do đó việc lựa chọn chất tẩy rửa phù hợp rất quan trọng.

Chú thích: Chất tẩy rửa AA DET và AA Pickle chuyên dụng cho dàn coil
- Qua quá trình nghiên cứu áp dụng, BKG chính thức sử dụng và phân phối chất tẩy rửa chuyên dùng cho dàn coil AA DET và AA Pickle vì những ưu điểm vượt trội và tính phù hợp của sản phẩm.
- Aqua Aero DET chất tẩy vệ sinh công nghiệp chuyên dùng cho cuộn coil, chiller và các thiết bị HVAC. Chất tẩy rửa với gốc nước, có thể phân hủy sinh học, không chứa silicat, có độ pH đệm, sản phẩm đa dụng, hữu ích cho một loạt các ứng dụng và điều kiện hoạt động làm sạch công nghiệp khác, khả năng rửa sạch tuyệt vời. Sản phẩm này được chấp nhận sử dụng làm chất tẩy rửa chung trên tất cả các bề mặt trong và xung quanh khu vực chế biến thực phẩm, nơi thiết bị khong tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Aqua Aero Pickle chuyên dùng để vệ sinh, khử ô xi hóa bề mặt cho cuộn coil, dây đồng bị ô xi hóa. Là một sự kết hợp đặc biệt của các chất không gây dị ứng chất lượng cao, axit photphoric và một tỷ lệ phần trăm nhỏ axit mạnh để làm sạch hiệu quả cặn silic, rỉ sét khó phân hủy trên các thiết bị HVAC.
Nếu bạn muốn trải nghiệm hoặc có chung tầm nhìn với chúng tôi về chất lượng, liên hệ ngay BKG để chúng tôi được chia sẻ với bạn những sản phẩm tuyệt vời!
- Published in Uncategorized @vi
QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN GỐC NƯỚC CHỐNG ĂN MÒN
Đối với những người làm trong lĩnh vực sơn và sơn kim loại nói riêng, có lẽ không còn xa lạ với khái niệm “sơn gốc nước” và “sơn gốc dung môi”. Vậy đặc điểm của sơn chống ăn mòn gốc nước là gì? Thi công như thế nào là đúng cách, mang lại hiệu quả cao?
1. SƠN GỐC NƯỚC LÀ GÌ?
Sơn phủ thường là một hỗn hợp chất lỏng được sử dụng để bảo vệ bề mặt. Khi khô, lớp phủ là một lớp màng bảo vệ liên tục trên bề mặt được xử lý, mỏng, chắc và đàn hồi. Tuy nhiên, để thi công một cách chính xác, sơn phải có độ nhớt chính xác. Nói cách khác, nó phải có độ đặc phù hợp để ứng dụng phương pháp phun, ngâm hoặc tráng (tưới chảy). Đây là lý do tại sao chất pha loãng được sử dụng để làm mỏng lớp phủ ngay trước khi sử dụng nhằm hỗ trợ thi công. Có hai loại chất pha loãng: gốc dung môi và gốc nước. Sơn phủ gốc nước, trong đó nước đóng vai trò là phương tiện vận chuyển nhựa và các chất phụ gia khác vào đối tượng cần xử lý. Sử dụng chất pha loãng gốc nước làm giảm sự phát thải của dung môi xuống gần như bằng không và có nghĩa là gần như chỉ có hơi nước vô hại được thải ra môi trường. Đây là lý do tại sao sơn phủ gốc nước được công nhận là có thể hòa tan trong nước và thân thiện với môi trường.

- Ưu điểm:
- An toàn cho người thi công: Sơn sử dụng chất pha loãng gốc nước gần như không có sự phát thải của dung môi, nên giảm mùi khó chịu, giảm nguy cơ cháy, từ đó cải thiện môi trường làm việc an toàn hơn.
- Dễ dàng sử dụng: có thể sử dụng sơn gốc nước cho kim loại, nhựa, gỗ, thủy tinh, tường nhà bằng hầu hết các phương pháp như phun, nhúng, tráng,…
- Thân thiện môi trường: vì đặc tính khó bắt lửa, không độc hại nên bề mặt sơn thân thiện với người sử dụng, môi trường nhạy cảm và yêu cầu chặc chẽ về sức khỏe như nhà bếp, nhà máy thực phẩm, nhà máy dược,…
- Nhược điểm:
- Do chất pha loãng gốc nước nên sơn cần thời gian lâu hơn để khô với nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Nếu cẩn thiết phải trang bị thêm hệ thống khuấy đảo không khí và thoát ẩm.
2. QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN CHỐNG ĂN MÒN GỐC NƯỚC
2.1. Chuẩn bị công việc
a. Kiểm tra checklist an toàn
Đối với Bách Khoa Group (BKG), an toàn luôn là tiêu chí hàng đầu trong thi công sơn, cũng như bất kỳ công việc nào chúng tôi thực hiện. Do đó, checklist an toàn luôn được đính kèm trong các hướng dẫn công việc hàng ngày của nhân viên thực hiện sơn chống ăn mòn kim loại. Danh sách đó bao gồm:
- Kiểm tra các thiết bị bảo hộ.
- Hệ thống thông gió đã đạt yêu cầu chưa?
- Thiết bị dùng để sơn có hoạt động như quy định không?
- Nguồn điện có an toàn và nối đất không?
- Các hóa chất và sơn phủ có được bảo quản ở nơi an toàn không?
- Việc đóng gói sơn phủ và hóa chất có đúng điều kiện không?
- Có bất kỳ hóa chất nào khác có thể gây ra phản ứng hóa học không?
- Có yêu cầu đặc biệt nào đối với cống, rãnh thoát nước thải không?
- Tất cả nhân viên thực hiện phải được chứng nhận được đào tạo và tuân thủ các quy định an toàn.
b. Kiểm tra nguyên vật liệu
Để có được sản phẩm chất lượng sau thi công thì nguyên liệu sơn đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng. Kiểm tra các yếu tố ngoại quan bên ngoài là cần thiết. Đảm bảo tất cả các sản phẩm sơn được giao tới xưởng hoặc công trường ở dạng nguyên bản, chưa mở nhãn và không bị hư hại (có thể chấp nhận được hư hỏng nhỏ đối với thùng chứa với điều kiện thùng chứa chưa được đục lỗ và niêm phong nắp chưa bị hỏng).

- Mỗi thùng sơn chống ăn mòn kim loại phải có dán nhãn rõ ràng thể hiện loại sơn hoặc hóa chất nhận dạng, ngày sản xuất, số lô, nhãn độc hại, và các hướng dẫn đặc biệt.
- Các lớp phủ đã thay đổi về độ đồng nhất, đặc quánh hoặc bị suy giảm chất lượng trong quá trình lưu trữ sẽ không được sử dụng.
c. Chuẩn bị bề mặt kim loại cần phủ sơn
- Để lớp sơn bám chắc và tuổi thọ kéo dài, thì không thể bỏ qua quá trình làm sạch bề mặt kim loại cần sơn chống ăn mòn. Đây là công đoạn loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn, lớp dầu mỡ, rỉ sét và lớp sơn cũ. Các bề mặt kim loại khác nhau yêu cầu các chế phẩm bề mặt khác nhau. Ví dụ như:
- Chất tẩy rửa AA DET: Là chất tẩy rửa công nghiệp, kiềm gốc glycol sẽ được sử dụng với nước nóng 70°C để làm sạch dàn coil có bám dầu khoáng.
- Chất tẩy rửa AA PICKLE: Là dung dịch Axit photphoric 5% sử dụng để làm sạch bề mặt đồng, nhôm hoặc thép bị ăn mòn.
Do đó cần lựa chọn sản phẩm tẩy rửa phù hợp với từng loại bề mặt kim loại cụ thể.
2.2 Pha trộn và sơn phủ
Tất cả các chất chống ăn mòn kim loại phải được trộn cơ học cho đến khi đạt được hỗn hợp sơn đồng nhất. Tỷ lệ pha loãng của sơn sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ nhớt, nhiệt độ,… Độ nhớt ứng dụng được biểu thị bằng DIN CUP 4mm, một công cụ có sẵn rộng rãi và dễ sử dụng.
Phương pháp nhúng hoặc tráng (sơn chảy)
Trước khi đổ sơn phủ vào bể tráng, tất cả các chất màu phải được trộn kỹ bằng máy trộn cơ học ở tốc độ thấp. Độ nhớt của sơn đạt được 18–24 giây bằng DIN CUP 4mm. Dưới đây là bảng cài đặt và độ dày lớp phủ tham khảo đối với sơn BKG Coating và sơn AA Coil Coating.

Phương pháp phun
Trước khi cho số lượng cần thiết vào một vật chứa nhỏ hơn, người trộn sơn phải đảm bảo tất cả các chất màu đã được trộn kỹ bằng máy trộn cơ học. Thêm nước sạch để đạt được 26 – 28 giây bằng DIN CUP 4mm.
2.3. Ứng dụng và các lưu ý các phương pháp phủ sơn gốc nước chống ăn mòn
a. Phương pháp phun khí nén (Air Mix)
Việc phun khí nén áp dụng cho các lớp phủ phải tuân theo những điều sau:
- Máy sấy hoặc bộ tách nước khỏi đường dẫn khí phải được lắp đặt để loại bỏ dầu và nước ngưng tụ. Máy sấy hoặc máy tách phải có kích thước phù hợp và phải thoát nước định kỳ trong quá trình hoạt động. Không khí từ súng phun không được chứa nước hoặc dầu đặc. Đối với thi công trong nhà máy, nên sử dụng hỗn hợp không khí Wagner 28-14, GRACO Merkur 30 : 1 hoặc loại tương đương.
- Áp suất dung dịch phun và áp suất không khí tại súng phải điều chỉnh được.
- Chỉ được sử dụng bình áp suất nếu được đề cập trong thông số kỹ thuật của ứng dụng.
- Áp suất không khí ở súng phải đủ cao để sơn đúng vị trí nhưng không quá cao dẫn đến tạo sương mù quá mức, bốc hơi nước quá nhiều hoặc tổn thất do phun quá lớn.

b. Phương pháp phun chân không (Airless) và bình phun áp lực
Ứng dụng phun chân không hoặc áp lực cao (bình áp suất phun) của các lớp phủ phải phù hợp với những điều sau:
- Các đầu hút chất lỏng phải có kích thước và góc độ của lỗ/ đỉnh thông hơi thích hợp.
- Súng kiểm soát chất lỏng có cấu tạo phù hợp, chất lượng.
- Áp suất không khí đến bơm phun phải được điều chỉnh sao cho áp suất của dung dịch phun đúng.
- Thiết bị phun phải được vệ sinh ngay sau khi sử dụng và giữ sạch sẽ. Sử dụng các bộ lọc phù hợp trên đường áp suất cao để bụi bẩn, sản phẩm rắn và các ô nhiễm không bị đọng lại trên màng sơn phủ. Bất kỳ chất lỏng nào còn lại trong hệ thống và thiết bị phải được loại bỏ hoàn toàn trước khi phun.
- Cò súng để mở hoàn toàn và giữ mở hoàn toàn trong khi phun để đảm bảo sự chính xác của sản phẩm.
Tùy vào từng loại sản phẩm, ứng dụng và phương pháp sơn phủ mà kỹ thuật thực hiện khác nhau, bạn có thể tham khảo Kỹ thuật sơn phủ dàn coil.
3. GIẢI PHÁP CHỐNG ĂN MÒN BKG COATING
Ăn mòn là nguyên nhân chính gây hư hỏng, giảm tuổi thọ thiết bị đồng thời giảm hiệu quả trao đổi nhiệt và tăng lượng điện năng tiêu thụ. Thấu hiểu được điều đó chúng tôi kết hợp với Aqua Aero Coating chuyên gia về sơn phủ hàng đầu thế giới để nghiên cứu cho ra mắt dòng sản phẩm sơn gốc nước đặc thù BKG Coating phù hợp với khi hậu và môi trường Việt Nam giúp hạn chế ăn mòn và bảo vệ tối ưu dàn coil của bạn.

- Thông số kỹ thuật của sơn chống ăn mòn dàn coil BKG Coating:
No | TEST SPECIFICATIONS | BKG COATING |
1 | ASTM B117 | 6000h |
2 | Humidity ASTM 2247 | 1.440 hours |
3 | UV Resistance ISO 16474-2 | 1000 hours |
4 | Impact ASTM D2794 | 0,65 Kg-m / 56,4 in.-lb (Direct and Reverse, passed on Aluminum and Sendzimir) |
5 | Pencil Hardness ASTM D-3363 / ISO-15184 | Indentation 4B / Scratch 3B |
6 | Adhesion D3359 / ISO-2409 | B5 / GT 0 on Sendzimir, (Alu still pending) |
7 | Mandrel Bend: ASTM D522 / ISO-6860 | Passed < 3mm (aluminum and Sendzimir) |
8 | Taber Abraser | Passed > 1000 Cycles |
9 | VOC Content | < 40g/l |
Để biết thêm thông tin, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn một cách thấu đáo nhất.
- Published in Uncategorized @vi